-
Trong 5 năm tới, các nước thuộc liên minh châu Âu sẽ sử dụng nguồn năng lượng nhập từ châu Phi. Cụ thể hơn là họ sẽ sử dụng nguồn năng lượng điện thu được từ một hệ thống pin mặt trời khổng lồ, lắp đặt trên sa mạc Sahara. Thông tin đó đã được đại biểu Ủy ban năng lượng châu Âu - ngài Guenther Oettinger công bố sau cuộc họp Ủy Ban giữa tuần qua, sau gần 1 năm kể từ khi tổ chức Desertec đưa ra ý tưởng
-
Các tấm pin mặt trời là một giải pháp năng lượng rất hiệu quả đối với các hộ gia đình. Tuy nhiên, trong một số cộng đồng dân cư thì pin mặt trời vẫn không được phép sử dụng hoặc bị giới hạn lắp đặt trên mái nhà. Vì vậy, công ty công nghệ Tegolasolare của Ý đã kết hợp giữa cổ điển và hiện đại bằng cách tích hợp những tấm pin mặt trời lên những viên ngói đỏ. Với giải pháp này, các hộ gia đình có thể giảm bớt chi phí năng lượng trong khi vẫn giữ được kiến trúc của ngôi nhà.
-
ãng sản xuất chip National Semiconductor, Mỹ cũng có ý tưởng làm cho các tấm pin mặt trời thông minh hơn. Họ đã phát triển một chip tích hợp vào các ngăn tiếp xúc nhau của tấm pin mặt trời nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất điện năng.
-
Chiếc thuyền buồm sử dụng nhiên liệu mặt trời-diesel đã được thiết kế bởi công ty công nghệ Úc Solar Sailor sẽ được trang bị một cánh buồm lớn với các tấm pin quang điện. Chiếc phà Suntech-Guosheng đảm nhận công việc vận chuyển hành khác sang sông Hoàng Phố bên cạnh triển lãm quốc tế Thượng Hải.
-
Dòng máy này không hoàn toàn phụ thuộc vào vào nguồn điện trên mạng lưới thông dụng mà còn được trang bị một bảng thu năng lượng mặt trời gắn bên ngoài tòa nhà để lấy năng lượng hoạt động
-
Hai trong số các cơ sở sản xuất của công ty tại vùng Đông nam nước Mỹ sẽ cung cấp khung nhôm và các bộ phận khác cho một nhà máy năng lượng mặt trời hybrid thế hệ mới của công ty Florida Power & Light (FPL). Nhà máy năng lượng đầu tiên thuộc loại này, mạng lưới nhiệt mặt trời rộng 200 hecta, sẽ kết nối với một nhà máy dùng khí tự nhiên, thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng mặt trời vào ban ngày.
-
Máy bay năng lượng mặt trời đã sẵn sàng cất cánh thêm 1 lần nữa, lần này là vào ban đêm. Đây sẽ là chuyến bay đêm có người lái đầu tiên chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. Solar Impulse (tên nhóm thí nghiệm) sẽ cất cánh từ một phi trường tại Thụy Sĩ vào một ngày có nhiều nắng vào khoảng cuối tháng 6. Sau đó, nó sẽ bay vòng quanh, xạc điện cho những tấm pin mặt trời ở hai bên cánh để trữ đủ năng lượng cho động cơ chạy đến tối.
-
Các sinh viên trường Đại học Tổng hợp Seoul (Hàn Quốc) đã chế tạo thành công các vật liệu để sẵn sàng cho ra đời hàng loạt những mẫu xe ôtô chạy bằng năng lượng mặt trời
-
Hệ thống pin mặt trời thuộc loại lớn nhất thế giới với diện tích 17.000m2 – bằng khoảng hai sân bóng đá gộp lại - đã được lắp tại nhà máy sản xuất siêu xe Lamborghini tại Sant’Agata Bolognese, Italy.
-
Sử dụng năng lượng sạch là “vũ khí” làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. TPHCM được đánh giá là nơi giàu nguồn tài nguyên nắng nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Gần đây, dù Khu Công nghệ cao TPHCM và Công viên 23-9 đã đưa vào sử dụng 32 trụ đèn dùng năng lượng mặt trời nhưng vẫn quá ít so với nhu cầu thực tế. Nguyên do là thành phố thiếu kinh phí hay chưa mạnh dạn đầu tư? PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đào Anh Kiệt (ảnh), Giám đốc Sở TN- MT TPHCM, về vấn đề này
-
Chiếu sáng bằng đèn LED dựa vào sự kết hợp hoàn hảo của năng lượng mặt trời và quá trình quang hợp. Ngoài ra, GreenLight còn làm xanh không gian sống của gia đình bạn.
-
Olympic bên cạnh các bộ môn thi đấu còn thu hút người hâm mộ bởi các công nghệ xanh do nước đăng cai xây dựng. Với Olympic 2016, Brazil cũng đã lên kế hoạch mang lại một Olympic không CO2 đầu tiên. Công nghệ được Rio giới thiệu là một tòa tháp mặt trời với khả năng vừa tạo ra năng lượng, vừa làm thác nước.
-
Để giải quyết vấn đề nan giải này, Công ty Li Niumu của Israel vừa nghiên cứu hệ thống điều hòa mới chạy bằng năng lượng mặt trời. Hệ thống này đã mở ra cách thức mới trong việc giảm áp lực cung ứng điện vào mùa hè.
-
Công ty công nghệ Kiwi Choice của Canada vừa qua đã giới thiệu một loại sạc năng lượng mặt trời mới dành cho các thiết bị di động có tên U-Powered. Thiết kế của sạc khá đặc biệt gồm 3 tấm quang điện xòe ra hình nan quạt, tích hợp 1 nguồn pin 2000mAh mạnh mẽ có thể sạc lại hơn 1 nghìn lần, 4 đèn LED báo mức độ sạc, 1 đèn flash LED và chân từ tính để đặt lên bề mặt kim loại. Ngoài ra, sản phẩm cũng kèm theo 11 đầu sạc tương thích nhiều thiết bị khác nhau
-
Công suất của giàn năng lượng mặt trời cũng có nhiều mức công suất, tùy thuộc vào giá tiền của người mua, giá tiền càng cao thì công suất càng lớn. Tuổi thọ trung bình của giàn năng lượng mặt trời là 20 năm.
-
Một tế bào năng lượng kích thước nano mô hình cấu trúc xoắn đồng trục có khả năng cung cấp năng lượng hiệu quả hơn bất kỳ tế bào nào trước đó, giúp tạo ra một loại pin năng lượng mặt trời màng mỏng sử dụng công nghệ nano, giải quyết được những khó khăn vốn có liên quan đến việc tập trung ánh sáng và tạo ra dòng điện của tế bào thường.
-
Kể từ ngày 1 tháng 7, thành phố Denver bang Colorado, Hoa Kì sẽ được thắp sáng bởi 2 mặt trời. Ngoài mặt trời tự nhiên soi sáng hằng ngày, sẽ có một mặt trời nhân tạo nhỏ hơn thắp sáng vào chiều tối. Mặt trời này sẽ mọc lên trên mặt bên của tòa nhà Minoru Yasui, sáng suốt đêm và lặn khi trời sáng. Đây là một dự án của họa sĩ Adam Frank với tên gọi SUNLIGHT và tất cả đều vận hành bằng năng lượng mặt trời.
-
Sản phẩm kính cửa sổ của hãng Chin Hua thoạt nhìn không có gì đặc biệt nhưng lại có chức năng như những tấm pin năng lượng Mặt trời. Bạn có thể gắn những tấm kính này vào khung cửa sổ để vừa lấy ánh sáng, vừa tạo tính thẩm mỹ và tận dụng cả luồng ánh sáng chiếu vào để chuyển hóa thành năng lượng dùng cho sinh hoạt.
-
VEA sẽ làm việc với các tỉnh có tiềm năng về năng lượng tái tạo và một số bộ ngành để triển khai thí điểm một số dự án chiếu sáng bằng nguồn năng lượng mặt trời kết hợp với năng lượng gió; tiến hành đo gió, đo nắng ở một số khu vực và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo.
-
Chiều qua Trung tâm y tế TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đã chính thức vận hành mô hình bệnh viện “điện mặt trời (ĐMT) nối lưới” đầu tiên ở VN. Công trình có tổng giá trị trên 720 triệu đồng, trong đó Chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ 50%, Viện Vật lý TP.Hồ Chí Minh 160 triệu đồng, số còn lại UBND TP.Tam Kỳ đầu tư.