-
Để thực hiện mục tiêu biến thủ đô đất nước Mặt trời mọc thành một thành phố xanh và sử dụng năng lượng hiệu quả, chính quyền Tokyo đã và đang xúc tiến nhiều chương trình cải thiện môi trường táo bạo, bao gồm đẩy mạnh công tác xử lý rác thải, quy định các công ty, nhà máy phải cắt giảm khí thải, tài trợ chi phí lắp đặt hệ thống pin năng lượng Mặt trời…
-
Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 1/6 đã công bố chi tiết chương trình hỗ trợ "xe hơi xanh" thân thiện với môi trường nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô của nước này và cắt giảm khí thải của các phương tiện giao thông.
-
Cuối tuần qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc Xie Zhenhua đã cho biết, ngay từ năm nay, quốc gia này sẽ áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng và cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
-
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Steven thông báo chính quyền Obama muốn sơn những mái nhà, vỉa hè, đường xá màu trắng để tiết kiệm năng lượng như là một giải pháp chống lại sự biến đổi khí hậu.
Ông Steven Chu, nhà vật lý từng đoạt giải thưởng Nobel, gọi đây là một “cuộc cách mạng mới” trong ngành năng lượng nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
-
Việt Nam được xếp vào tốp 10 nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới. Điều này cho thấy, nước ta có nguồn nông phụ phẩm rất phong phú và dồi dào. Và nếu nguồn nông phụ phẩm này được tận dụng để sản xuất nhiên liệu xanh thì đây sẽ lời giải hiệu quả nhất cho việc giảm thiểu ô nhiễm khí thải ở nước ta.
-
Ông Nguyễn Đông Hoà, phó tổng quản lý khách sạn Caravelle, cho biết “Năm 2009 khách sạn đã tiết kiệm được hơn 500.000 kWh điện, tương đương hơn 1 tỉ đồng và giảm được hơn 200.000kg khí thải CO2 ra môi trường nhờ thay thế các bóng đèn tiết kiệm. Ngoài ra, việc thay thế, cài đặt lại nhiệt độ và tiết kiệm năng lượng cho lò hơi cũng tiết kiệm được gần 400 triệu đồng/năm, giảm được khoảng 150.000kg CO2 thải ra môi trường”.
-
Nhiên liệu từ hydro rất có khả năng sẽ thực sự trở thành nhiên liệu của tương lai. ĐIều này nghe có vẻ quá sức tưởng tưởng; một nguyên liệu sạch, dồi dào, và lượng khí thải chỉ là nước. Tất nhiên, hầu hết hydro hiện nay được sản xuất từ khí gas tự nhiên, nhưng điều đó có thể thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, việc thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí cao của xe hydrogen đã khiến các nhà sản xuất ô tô tập trung vào các công nghệ xe sạch khác dễ tiếp cận thị trường hơn.
-
Các chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ thu giữ khí thải cácbon (CCS) Canada cho rằng trong những năm tới nước này sẽ có một nguồn thu khổng lồ nhờ xuất khẩu công nghệ CCS cho các nước trên thế giới phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường.
-
Chiếc xe máy thông minh ENV là sản phẩm nổi tiếng của Intelligent Energy (năng lượng thông minh), một công ty chuyên về giải pháp năng lượng của Anh, được thiết kế tại Trung tâm thiết kế Thái Bình Dương ở West Hollywood-Mỹ.
-
Than được đốt cháy trong môi trường khí oxy nguyên chất thay vì trong không khí. Quá trình này tạo ra dòng khí chứa 90% khí CO2 và 10% hơi nước nên có thể dễ dàng chia tách. Phương pháp này có một bất lợi duy nhất là phải dùng rất nhiều năng lượng để loại bỏ khí CO2. SCCS cho biết một công nghệ mới mang tên Đốt cháy hóa chất tuần hoàn đang được nghiên cứu. Nếu thành công, quá trình này sẽ hầu như không tạo ra khí thải, và có thể được ứng dụng để cải tiến các nhà máy điện chạy than hiện tại.
-
TQ đã đặt mục tiêu nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch trong tổng mức tiêu thụ năng lượng lên 15% vào năm 2020. Theo ông Li Junfeng, phó tổng giám đốc Cơ quan nghiên cứu năng lượng,(ERI) thuộc Ủy ban cải cách và phát triển nhà nước (NDRC), với mục tiêu này, TQ cần phải đạt mức 13% vào năm 2015. Ủng hộ quan điểm của Li, Wang Zhongying, một nhà nghiên cứu của ERI, cho rằng việc phát triển nguồn năng lượng mới là bắt buộc đối với TQ để có thể đạt mục tiêu về kiểm soát lượng khí thải.
-
Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành tăng sức cạnh tranh mà còn có ý nghĩa lớn về mặt môi trường. Áp dụng các biện pháp TKNL, Công ty đóng tàu Phà Rừng có thể giảm lượng khí thải Co2 ra môi trường trên 2,2 nghìn tấn/ năm, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn cán bộ công nhân viên công ty. Công ty Phà rừng xác định, tăng tính cạnh tranh bằng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
-
Theo nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu, tiềm năng áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) ở Việt Nam là rất lớn. Kết quả khảo sát của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam cho thấy, áp dụng SXSH hàng năm Việt Nam sẽ có tiềm năng giảm tiêu hoa năng lượng đáng kể bao gồm 40 – 70 % tiêu hao nước, 20-50% tiêu hao năng lượng, 50-100% chất thải nguy hại và khoảng 20-50% khí thải nhà kính.
-
Mới nghe tưởng như là điều phi lý, song đây lại là một trong số 61 đề án lọt vào chung khảo Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010, với chủ đề "Biến đổi khí hậu" do Ngân hàng Thế giới tổ chức. Với ý tưởng sáng tạo này, tác giả muốn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải khí thải nhà kính.
-
Theo Reuters, chiếc tàu - có tên Nemo H2 - sẽ chở khách qua lại các con kênh trong thành phố Amsterdam. Nó có thể chở tối đa 78 người. Nemo H2 là tàu đầu tiên được trang bị pin nhiên liệu - loại pin trộn hydro và oxy với nhau để tạo ra điện. Sản phẩm phụ của quá trình sản xuất điện là nước, chứ không phải khí thải.
-
Ngân hàng thế giới (WB) mới đây đã khuyến cáo Trung Quốc và Đông Nam Á cần tăng thêm 1600 tỷ USD đầu tư vào năng lượng tái tạo nhằm làm chậm tốc độ tăng khí thải nhà kính trong vòng 20 năm tới.
-
Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản đã bắt tay vào việc phát triển công nghệ biến khí thải CO2 thành khí đốt tự nhiên mêtan, bằng cách bơm CO2 xuống mỏ than dưới đáy biển và "nhờ" các vi sinh vật đặc biệt ở đó chuyển CO2 thành khí đốt tự nhiên.
-
Chính phủ Hàn Quốc vừa quyết định đẩy nhanh thời gian diễn ra các trận đấu bóng chày và thay thế hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm điện tại các sân vận động lớn nhằm giảm khí thải.
-
Sự khám phá ra dầu mỏ đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ đã đóng góp trong tất cả các lĩnh vực đời sống nói chung và các ngành năng lượng nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ưu việt, chúng ta không thể không nói đến những vấn đề tồn tại do quá trình khai thác và sử dụng dầu mỏ gây ra, đáng kể nhất là sự ô nhiễm môi trường do khí thải của quá trình đốt cháy nhiên liệu.
-
Nhiều quốc gia đã tăng cường triển khai công nghệ yếm khí để sản xuất năng lượng từ rác thải, góp phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng nhiệt độ trái đất. “Một mũi tên trúng nhiều đích”, công nghệ này vừa tạo ra nguồn năng lượng “sạch” vừa làm sạch môi trường sống.