-
Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, các nhà máy quang điện và nhiệt điện mặt trời có thể cung cấp phần lớn lượng điện năng của toàn thế giới trong vòng 50 năm nữa, đồng thời cắt giảm phát thải khí nhà kính gây nguy hại đến môi trường.
-
Năng lượng này có thể sử dụng để sưởi ấm và phục vụ nhiều nhu cầu khác trong gia đình. Nhờ có nó mà chi phí điện năng và lượng khí nhà kính phát thải do sử dụng các nhiên liệu khác sẽ giảm đáng kể.
-
2011 là năm thứ 3 liên tiếp Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức quốc tế về bảo vệ thiên nhiên phát động Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam nhằm kêu gọi người dân Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính, một trong những nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu.
-
Các nhà nghiên cứu tại đại học Leeds đang phát triển quy trình rang biến đổi sinh khối thô từ vật liệu lớn, tan trong nước thành bột giàu năng lượng dùng làm chất đốt cho các nhà máy điện sử dụng than đá. Quy trình vận hành ở nhiệt độ khá thấp và giống như quy trình đang được áp dụng để rang hạt café. Nếu các nhà khoa học có thể giải quyết được một số vấn đề cản trở thì quy trình này sẽ tạo ra bước chuyển đổi từ nhà máy điện đốt than đá sang sinh khối, từ đó có thẻ giảm phát thải khí nhà kính.
-
Các thành tựu khoa học công nghệ có thể trở thành gánh nặng cho hành tinh chúng ta bởi càng nhiều sản phẩm được sản xuất cũng đồng nghĩa với sự gia tăng lượng khí nhà kính, rác thải vào môi trường, làm thay đổi các hệ sinh thái. Hiểu được vấn nạn này, ngày càng nhiều các nhà sản xuất chú trọng đến các sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần thay đổi thói quen và nhận thức của mọi người, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ trái đất.
-
Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp Quôc tại Cancun, Mexico đã kết thúc, song vẫn cần tiếp tục bàn luận về một số vấn đề quan trọng như sự cần thiết phải giảm phát thải khí nhà kính song song với cung cấp nhiều năng lượng hơn cho thế giới.
-
Quận Snohomish cam kết cắt giảm 10% mức tiêu thu năng lượng tại các tòa nhà, xưởng sản xuất...... Đây là một phần của chiến dịch “Energy Challenge” của Cơ quan phát triển Quy hoạch PUD tại Snohomish. Có hơn 150 doanh nghiệp địa phương và gần 3,000 hộ gia đình tham gia vào dự án này, cam kết cắt giảm đáng kể lượng tiêu thụ năng lượng. Mục tiêu là tiết kiệm tiền và cắt giảm khí nhà kính, đồng thời với hoạt động cắt giảm toàn bộ nhu cầu cung cấp điện của PUD.
-
Báo cáo Năng lượng gió toàn cầu 2010 (GWEO 2010) chỉ ra lượng gió có vai trò then chốt trong việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thế giới ngày một tăng cao và tiến tới mục tiêu giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Theo dự tính, tới năm 2010, công suất điện từ năng lượng gió sẽ đạt 1000 GW, giúp giảm 1,5 tỉ tấn CO2 mỗi năm, chiếm 50 – 75% tổng mức độ giảm thiểu phát thải khí mà các nước công nghiệp hóa đã thông qua tại cam kết Copenhagen tới năm 2020. năm 2030, sẽ có khoảng 34 tỉ tấn CO2 được cắt giảm nhờ công suất 2300GW điện từ phong năng.
-
Bỏ bóng đèn sợi đốt là một phần trong chiến lược của EU, nhằm cắt giảm 20% khí nhà kính tới năm 2020. Với việc thay thế các loại đèn cũ bằng những mẫu mã mới, tiết kiệm hơn, EU hi vọng sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng cho chiếu sáng xuống 60%, tương đương với 30 triệu tấn CO2 mỗi năm. Hiệp hội người tiêu dùng Châu Âu BEUC tỏ ra rất đồng tình với bước phát triển tiếp theo của dự án này. Nhưng họ cũng đòi hỏi thông tin rõ ràng hơn cho người tiêu dùng, cung cấp quy trình tái chế bóng đèn tiết kiệm năng lượng đạt chất lượng tốt hơn và giảm lượng thủy ngân của đèn compact.
-
Theo tạp chí Wall Street Journal, mục tiêu Trung Quốc đặt ra là giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đắt đỏ, tập trung giảm phát thải khí nhà kính và các tác nhân ô nhiễm khác, bởi nguồn năng lượng chủ yếu của nước này là than đá.
-
Thay đổi cách sử dụng năng lượng cũng như tận dụng chất thải từ chế biến thủy sản để phát điện có thể giúp tiết kiệm từ 10-20% năng lượng trong sản xuất, giúp DN thủy sản giảm giá thành, phát thải khí nhà kính và tận thu nhiên liệu.
-
Sắp tới đây, người dân xứ sở sương mù sẽ có thể “xanh hóa” căn hộ của mình từ nguồn vốn vay của chính phủ. Và trước khi thực hiện cam kết sử dụng đúng mục đích số tiền hỗ trợ, họ sẽ được tham quan một số “siêu căn hộ” đáp ứng tốt những tiêu chí xanh như sử dụng năng lượng hiệu quả và hạn chế phát thải khí nhà kính.
-
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét phê duyệt dự án đồng phát nhiệt điện sử dụng bã mía phát triển theo cơ chế sạch. Theo báo cáo của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn và các ngành chức năng trong tỉnh, dự án có tính khả thi và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất điện so với nhà máy nhiệt điện sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch.
-
Hệ thống điều hòa trong tất cả các mẫu xe năm 2013 của General Motors (GM) sẽ sử dụng loại chất làm mát được hãng Honeywell phát triển cho thị trường châu Âu với nguy cơ gây ra sự nóng lên toàn cầu giảm tới 99,7%.
-
Ngày nay, 80% nhu cầu năng lượng thế giới được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch và đây cũng là nguồn thải ra một lượng lớn CO2, khí nhà kính vào khí quyển. Nhu cầu về một nguồn năng lượng bền, không cacbon và giá rẻ là điều vô cùng bức thiết.
-
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những vấn đề quan trọng đối với toàn cầu cũng như sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hay của từng doanh nghiệp. Giảm tiêu thụ năng lượng cũng đồng nghĩa với việc giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu trái đất. Giảm tiêu thụ năng lượng cũng mang lại lợi ích cho người sử dụng năng lượng, doanh nghiệp do việc giảm chi phí kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Hãng Ford Motor Co. vừa cho ra đời loại xe buýt thử nghiệm chạy bằng nhiên liệu hyđrô với động cơ đốt trong dung tích 6,8 lít. Đây được xem là giải pháp nhanh và dễ dàng để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu; giảm phát thải khí nhà kính từ các phương tiện giao thông.