Thứ năm, 07/11/2024 | 01:43 GMT+7

COP16 quan tâm tới vấn đề năng lượng của các nước nghèo

20/12/2010

Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp Quôc tại Cancun, Mexico đã kết thúc, song vẫn cần tiếp tục bàn luận về một số vấn đề quan trọng như sự cần thiết phải giảm phát thải khí nhà kính song song với cung cấp nhiều năng lượng hơn cho thế giới.

Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp Quôc tại Cancun, Mexico đã kết thúc, song vẫn cần tiếp tục bàn luận về một số vấn đề quan trọng như sự cần thiết phải giảm phát thải khí nhà kính song song với cung cấp nhiều năng lượng hơn cho thế giới. Trong khi hội nghị không đạt được những bước tiến lớn về một hiệp định liên kết toàn diện, các quan chức Mexico nói rằng họ đã nhận thấy bước tiến của một số khu vực và rằng hội nghị đã mang tới cơ hội cho nhiều chính phủ cũng như các tổ chức môi trường cùng chia sẻ ý tưởng và xúc tiến các thỏa thuận của riêng mình.

 

Trong cuộc gặp gỡ các đại biểu từ 190 quốc gia tại một khách sạn gần đó, đại diện của các tổ chức phi môi trường, các trường đại học, nhóm cộng đồng dân cư và các cơ quan khác cũng đã tiến hành chương trình nghị sự tại phòng hội nghị lớn. Một vấn đề được tập trung bàn bạc trong 2 tuần vừa qua là làm cách nào để các nước công nghiệp hóa có thể giúp các nước đang phát triển thích nghi với biến đổi khí hậu và tăng cường tiếp cận các nguồn năng lượng để phát triển kinh tế.


 anh 7.jpg


Các nhà khoa học đến từ các nước giàu nói rằng sự gia tăng phát thải khí nhà kính từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch như than đá và các sản phẩm từ xăng dầu đang khiến trái đất nóng lên. Nhưng làm thế nào để các nước nghèo có thể giảm phát thải khí nhà kính khi sử dụng năng lượng nhiều hơn là cách duy nhất để họ thoát khỏi cảnh nghèo đói?

 

Phát biểu tại hội nghị phát triển bền vững, ông Brian Dames, tổng giám đốc công ty dịch vụ tư nhân Nam Phi ESKOM lưu ý rằng khả năng tiếp cận điện năng của châu lục ông hiện tại vẫn còn tụt hậu so với thế giới. “Nếu nhìn từ vệ tinh, châu lục của tôi vào ban đêm chẳng khác gì một hành tinh tối, đó chính thử thách của chúng tôi”.

 

Ông Dames chỉ ra rằng việc tiếp cận năng lượng ở khu vực châu Phi hạ Sahara chỉ đạt khoảng 25% so với mức 90% tại châu Á, nhưng lại phải trả chi phí năng lượng gần như gấp đôi. Ông cùng những chuyên gia về phát triển khác cho biết điện năng là vũ khí để đấu tranh chống lại nghèo đói tại các nước nghèo. 

 

Liên Hợp Quốc đã xác định được nhu cầu này thông qua chiến dịch Tiếp cận năng lượng toàn cầu - chiến dịch đề cao việc sử dụng năng lượng sạch. Khoa học công nghệ hiện nay đã sẵn sàng để giúp các nước nghèo vận hành lưới điện khu vực và tận dụng chất thải nhằm tiếp cận nhu cầu năng lượng.

 

Helge Marie Norheim, phó chủ tịch công ty dầu mỏ nhà nước Staoil (Na Uy) cho biết công ty bà hiện đang thực hiện những dự án giúp châu Phi sử dụng nhiên liệu sinh học để hỗ trợ các nguồn khác cung cấp năng lượng.

 

Bà Norheim nói: “Những công ty năng lượng như Statoil có công nghệ, tiềm năng và khả năng tài chính để tiếp tục bảo đảm an ninh năng lượng, đồng thời xác định thách thức kép về biến đổi khí hậu”.

 

Kandeh Yumkella – giám đốc điều hành Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc, đồng thời là một công dân của thành phố Sierra Leone cho biết, mở rộng nguồn điện năng tại châu Phi có thể khiến cho tình trạng phát thải khí nhà kính vào không khí tăng lên đôi chút. Song tổ chức của ông vẫn ủng hộ sử dụng năng lượng sạch.

 

Theo ông, “Những kiến thức về năng lượng mặt trời, gió, hydro và sinh khối đã có sẵn. Vì thế, chúng ta có thể sử dụng các công nghệ năng lượng tái tạo hiện có với mức phát thải khí không đáng kể”.

 

Chuyển đổi tài sản từ các nước giàu sang cá nước nghèo hơn để giúp họ giảm phát thải khí và thích nghi với những biến đổi là một chủ đề được bàn tới khá nhiều tại cuộc gặp gỡ lần này. Để có hệ thống năng lượng tốt hơn, Yumkella cho rằng không chỉ cần tiền mà cần cả hỗ trợ về kĩ thuật phục vụ phát triển.

 

Ông nói thêm: “Các nước nghèo vẫn cần nhiều sự hỗ trợ từ phía Mỹ, châu Âu và các nước khác. Họ cũng có nhiều cơ hội hợp tác trao đổi kiến thức, công nghệ, tài nguyên giữa các nước đang phát triển. Trung Quốc và Ấn Độ đều đã phát triển công nghệ nội địa bằng cách sử dụng sinh khối, chất thải động vật và đã có thể phục vụ những dịch vụ năng lượng cơ bản dành cho người nghèo”.

 

Hội nghị môi trường đã kết thúc, nhưng những dự án được thảo luận ở đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu. Các thành viên tham gia thảo luận ở các diễn đàn trong khuôn khổ hội nghị đã cam kết hành động vì trái đất và cộng đồng ở bất cứ quy mô lớn nhỏ nào.

 

Lê My (theo voanews.com)