Thứ bảy, 23/11/2024 | 00:57 GMT+7
Theo nghiên cứu mới được công bố của Hội đồng Năng lượng Gió toàn cầu vào tổ chức GreenPeace International, năng lượng gió sẽ đáp ứng 12% nhu cầu năng lượng toàn cầu năm 2020 và đạt 22% năm 2030.
Báo cáo Năng lượng gió toàn cầu 2010 (GWEO 2010) chỉ ra lượng
gió có vai trò then chốt trong việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thế giới ngày
một tăng cao và tiến tới mục tiêu giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính.
Theo dự tính, tới năm 2010, công suất điện từ năng lượng gió sẽ đạt 1000 GW,
giúp giảm 1,5 tỉ tấn CO2 mỗi năm, chiếm 50 – 75% tổng mức độ giảm thiểu phát thải
khí mà các nước công nghiệp hóa đã thông qua tại cam kết Copenhagen tới năm 2020.
năm 2030, sẽ có khoảng 34 tỉ tấn CO2 được cắt giảm nhờ công suất 2300GW điện từ
phong năng.
Ông Steve Sawyer, tổng thư kí GWEC cho biết “Phong năng có thể tạo ra những đóng góp to lớn cho quá trình sản xuất điện toàn cầu cũng như nhóm năng lượng không carbon. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có những cam kết mang tính chính trị để thực hiện được điều này. Công nghệ phong năng mang tới cho chính phủ những lựa chọn khả thi để giải quyết được những thách thức một cách triệt để trong thời đại của chúng ta và trở thành một phần của cuộc cách mạng năng lượng thiết thực với toàn cầu”.
Cùng với những lợi ích với môi trường, năng lượng gió đang dần trở thành một nhân tố bền vững trong quá trình phát triển kinh tế. Nó cung cấp khoảng hơn 600,000 việc làm xanh cho lao động trực tiếp và gián tiếp. Tới năm 2030, con số này dự tính sẽ vượt mức 3 triệu.
Theo ông Sven Teske, Chuyên gia cao cấp về năng lượng của tổ chức Greenpeace International, “Năm 2010 , cứ mỗi 30 phút, 600,000 công nhân làm việc trong ngành công nghiệp gió lại từng bước hoàn thiện một cối xay gió mới – một trong 3 cối xay này đã được xây dựng tại Trung Quốc. Tới năm 2030, thị trường sẽ lớn mạnh gấp 3 lần so với hiện nay, thu hút đầu tư 202 triệu Euro. Mục tiêu của chúng ta là 7 phút một cối xay gió mới”.
Bản báo cáo được công bố tại Bắc Kinh trước thềm hội nghị Năng lượng gió Trung Quốc 2010. Trung Quốc hiện là quốc gia sở hữu thị trường phong năng lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là mái nhà của ngành công nghiệp sản xuất cối xay gió lớn nhất thế giới. Theo dự đoán của GWEO 1010, công suất lắp đặt tại Trung Quốc năm 2009 chỉ đạt 25GW, song tới năm 2020, con số này sẽ tăng gấp 10 lần.
Phong năng hiện đã trở thành nguồn sản xuất điện chính tại rất nhiều nước và đang được sử dụng một cách hiệu quả tại hơn 75 quốc gia trên thế giới. Klaus Rave, Chủ tịch GWEC cho biết: “Một điều thú vị là, một phần lớn sự phát triển của nguồn năng lượng gió đang diễn ra bên ngoài thế giới công nghiệp hóa. Đến năm 2030, chúng tôi hi vọng rằng khoảng 1 nửa cánh đồng gió trên thế giới sẽ được xây dựng tại những nước đang phát triển và những nền kinh tế đang nổi”.
Lê My (theo gwec.net)