-
Trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công thương điều phối, từ năm 2007, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) đã được Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ soạn thảo tài liệu tập huấn về Quản lý năng lượng (QLNL) và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả (HQNL) cho 3 nhóm học viên từ các doanh nghiệp công nghiệp, cụ thể là: Các cán bộ lãng đạo doanh nghiệp, cán bộ quản lý năng lượng và cán bộ và nhân viên kỹ thuật.
-
Kỹ thuật khai thác năng lượng mặt trời hiện nay chia thành hai nhóm: sử dụng tế bào quang điện (PV - photovoltaic) để biến trực tiếp ánh sáng thành điện và công nghệ tập trung bức xạ mặt trời (CST - concentrated solar thermal) để chạy các máy phát điện.
-
Đề tài do ThS. Trương Minh Thắng (ĐH Giao thông vận tải) thực hiện giới thiệu về đặc điểm của hỗn hợp môi chất lạnh không đồng sôi và ứng dụng của nó trong kỹ thuật lạnh như khả năng điều chỉnh năng suất lạnh và tạo ra độ lạnh sâu chỉ dùng một máy nén một cấp, đặc biệt là khả năng tiết kiệm năng lượng của hỗn hợp môi chất lạnh không đồng sôi trong chu trình máy lạnh hoạt động theo nguyên lý của chu trình Lorenz.
-
Theo Sở Tài chính TPHCM, 6 tháng đầu năm 2009, các đơn vị trên địa bàn TP đã tiết kiệm được hơn 58 tỷ đồng nhờ áp dụng cơ chế khoán cho lĩnh vực vệ sinh môi trường (thu gom, vận chuyển, xử lý rác, vớt rác trên kênh rạch), duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình phúc lợi công cộng…
-
Pin Lithium ion mà các máy tính xách tay và điện thoại di động sử dụng đang tiến tới gần giới hạn về kỹ thuật. Nhưng các nhà hóa học Anh khẳng định họ đã tìm ra cách để tăng lượng điện của loại pin này lên hàng chục lần.
-
Công nghệ diode hữu cơ tiết kiện điện năng sẽ trở thành nguồn chiếu sáng chính tại gia khi công ty Osram lần đầu đưa kỹ thuật này vào một chiếc đèn bàn. Màn hình diode phát sáng hữu cơ khác với LCD ở chỗ chúng không cần đèn chiếu từ sau vì mỗi pixel làm từ phân tử phốt pho sẽ tự sáng khi được kích thích. Vấn đề là phải đưa phân tử này lên chất nền như mặt kính, nhựa hay kim loại.
-
Được phát triển bởi đại học Twente - Hà Lan, một loại màng lọc mới có thể chịu được nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian dài. Chiếc màng lọc có kích thước phân tử này có khả năng có lọc các phân tử nước ra khỏi dung môi và nhiên liệu sinh học. Đây là một giải pháp tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả để thay thế cho các kỹ thuật chưng cất hiện tại.
-
Nhiều năm nay, Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động hợp tác nhằm làm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực TKNL, một lĩnh vực mà Nhật Bản đã có rất nhiều kinh nghiệm và thành công. Bản tin TKNL đã có cuộc trò chuyện với ông Yutaka Ogura – chuyên gia kỹ thuật Vụ Hợp tác kỹ thuật quốc tế thuộc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Nhật Bản, chuyên gia Văn phòng TKNL - Bộ Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.
-
Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương dự kiến sẽ tổ chức chương trình đào tạo thí điểm cho cán bộ Quản lý năng lượng nhằm xây dựng đội ngũ quản lý và nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp trong các ngành công nghiệp của Việt Nam cũng như nâng cao năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ năng lượng.
-
Nhờ việc sử dụng kỹ thuật thu hồi nhiệt từ khí thải và nước thải để sử dụng trở lại, hiệu suất sử dụng nhiệt năng của các dây chuyền công nghiệp có thể đạt tới hơn 90%, điều mà cuối thế kỷ 20 ít người nghĩ tới.
-
Cuộc vận động, thuyết phục, giúp đỡ hộ nông dân nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, hành vi cũng như việc hướng dẫn hộ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng điện theo hướng tiết kiệm và hiệu quả đang được nhiều tổ chức xã hội triển khai thực hiện. Chương trình hành động này được bà con nông dân nhiệt liệt hưởng ứng.
-
Thay vì phải đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng các đường dây cao thế, các cây cột điện với những “mớ bùi nhùi” làm mất mỹ quan thành phố, không lo lắng mất điện do thiên tai bão lũ … ý tưởng xây dựng các trạm truyền dẫn điện trên nguyên tắc cảm ứng điện từ được coi là khá táo bạo và mới mẻ của nhóm sinh viên kỹ thuật ĐH Bách khoa Hà Nội.
-
Tự động hoá và điều khiển toà nhà bao gồm tất cả các thiết bị và phần mềm sử dụng cho quá trình điều khiển tự động và giám sát, sự tối ưu hoá quá trình vận hành, cũng như tự động hoá quản lý các thiết bị kỹ thuật trong toà nhà. Mối quan tâm hàng đầu luôn luôn vẫn là hiệu quả sử dụng năng lượng, vận hành an toàn và kinh tế.
-
Trong khuôn khổ Triển lãm Năng lượng và Sản phẩm Tiết kiệm năng lượng, cuộc thi Sinh viên Tiết kiệm năng lượng năm 2008 vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh với ba đội thi và hơn 200 cổ động viên đến từ 03 trường đại học: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM; Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM và Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM.
-
Tiết kiệm năng lượng luôn là một lĩnh vực kỹ thuật được giới công nghệ quan tâm. Trong những năm qua lĩnh vực này đã đạt được các kết quả hết sức khả quan. Nhờ việc sử dụng kỹ thuật thu hồi nhiệt từ khí thải và nước thải để sử dụng trở lại, hiệu suất sử dụng nhiệt năng của các dây chuyền công nghiệp có thể đạt tới trên 90%, điều mà cuối thế kỷ 20 rất ít người coi là hiện thực.
-
Máy đun nước nóng năng lượng mặt trời (NNNLMT) khá phong phú cả về hình thức và kết cấu. Sự khác nhau về hiệu suất của từng loại thay đổi theo công nghệ chế tạo, chất lượng và kỹ thuật sơn phủ bề mặt tấm hấp thụ. Diện tích và hiệu suất tấm hấp thụ sẽ quyết định lượng nước nóng tạo ra.
-
Lái xe hiệu quả giúp tiết kiệm năng lượng rất đơn giản và kết quả có thể khiến bạn ngạc nhiên. Để cải thiện kỹ thuật lái xe tiết kiệm của bạn, tham khảo các thủ thuật dưới đây.
-
Với thế mạnh là tư vấn lập báo cáo kiểm toán năng lượng, tư vấn quản lý các dự án đầu tư về tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp, năm 2007 Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp II đã được Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giao nhiệm vụ triển khai đề án “Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc ngành nhựa và cao su khu vực miền Nam xây dựng mô hình trình diễn triển khai sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.”.
-
Thực hiện Thông tư số 08/2006/TT-BCN ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về Trình tự, thủ tục dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng và
Quyết định số 13/2008/QĐ-BCT về yêu cầu kỹ thuật đối với choá đèn chiếu sáng đường phố tiết kiệm năng lượng. Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (TKNL) - Bộ Công Thương đã và đang triển khai việc dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho các sản phẩm choá đèn chiếu sáng đường phố.
-
Với mục tiêu đặt ra là thúc đẩy khí sinh học công nghiệp, góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, trên cơ sở các kết quả khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng kinh tế kỹ thuật các loại hình khí sinh học ở Việt Nam, trong năm 2007, dự án “Phát triển các loại công trình khí sinh học tiết kiệm năng lượng quy mô công nghiệp” tập trung vào việc xây dựng các mô hình trình diễn quy mô gia đình và quy mô công nghiệp.