-
Kỹ thuật về điện hạt nhân đang ngày càng phát triển, Việt Nam cần liên tục cập nhật kỹ thuật mới, trong đó quan trọng nhất là khâu xử lý chất thải, tái sử dụng nguyên liệu.
-
Nhiều doanh nghiệp bộc bạch rằng, chỉ đến khi bắt tay thực hiện tiết kiệm năng lượng họ mới nhận thấy bấy lâu nay mình đã bỏ sót một nguồn lợi lớn ngay chính trong nhà mình. Hiệu quả đo được bằng con số hàng triệu, hàng tỷ đồng tiết kiệm tiền điện, cũng đồng nghĩa với việc doanh số và lợi nhuận tăng lên. Tuy nhiên, những vấn đề kỹ thuật và tài chính vẫn còn là những trở ngại và thách thức đối với doanh nghiệp trên con đường thực hiện chính sách lớn này.
-
Ngày 02/06 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Kỹ thuật và Công nghệ Đông Nam Á (AAET) đã tổ chức Cuộc thi “Thiết kế Ngôi nhà xanh thân thiện với môi trường có chi phí tiết kiệm nhất cho người thu nhập thấp” (AAET ESTI) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đối phó với thách thức của biến đổi khí hậu
-
Bộ NN&PTNT cho biết, "Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam" giai đoạn 2003-2012 mà Bộ này phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan thực hiện, đến nay đã xây dựng được hơn 70 nghìn hầm khí sinh học (HKSH) cho 37 tỉnh, thành phố trong cả nước; đào tạo 354 kỹ thuật viên cấp tỉnh, huyện và 687 đội thợ xây.
-
Dưới sự hướng dẫn của Yiannis Levendis, một giảng viên xuất sắc của khoa cơ khí và kỹ thuật công nghiệp, một nhóm các sinh viên năm cuối và sinh viên vừa tốt nghiệp đã phát triển một loại buồng đốt rác thải có thể biến loại nhựa không thể phân hủy thành nguồn nhiên liệu thay thế.
-
Thời gian qua, do thiếu điện nên đã thường xuyên xảy ra tình trạng mất điện, cắt điện, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) và sinh hoạt của người dân. Để hạn chế tình trạng này, ngoài các biện pháp quản lý, kỹ thuật, Điện lực Bình Định (ĐLBĐ) đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm điện nhằm giải quyết tình thế…
-
Đến nay, ông đã hướng dẫn thiết kế phong điện theo kiểu cắt cánh của mình cho nhiều nơi, tuy nhiên cánh quạt được làm từ thùng inox hay tôn thay cho ý tưởng ban đầu là cắt cánh quạt từ thùng phuy. Loại phong điện nhỏ với đường kính ống hình trụ từ 0,8m đến gần 2m đã lắp 2 cái ở TP.HCM, 1 cái ở Bình Dương và 1 cái làm từ thiện cho đồng bào dân tộc vùng núi chưa có điện ở Bình Phước.
-
Trả lời phỏng vấn tại Bắc Kinh gần đây, ông Mu Zhanying, giám đốc điều hành của Công ty kỹ thuật điện hạt nhân Trung Quốc (China Nuclear Engineering Group) cho biết, các nhà máy điện hạt nhân này có công suất khoảng 1 Gigiwatt (1GW) và chi phí xây dựng cho một nhà máy như vậy sẽ vào khoảng 14 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 2,1 tỷ USD.
-
Theo tiết lộ của công ty Yonghe, kỹ thuật mới này là đổ khoảng 60kg bùn đã được lắng đọng vào một bình chứa có đường kính khoảng 1m và chiều cao khoảng 2m, sau đó dùng dung môi tẩy rửa máy móc kim loại như diclorometan để tăng nhiệt độ của lượng bùn này lên tới 80 độ C, tiếp đó lợi dụng thể khí đã được sản sinh trong phản ứng hóa học trên để hun nóng bùn trong vòng 3 giờ nữa.
-
Đại học Stanford ở Palo Alto, bang California, Mỹ ngày 21/5 đã công bố một kỹ thuật mới có thể cấp điện cho các thiết bị cực mỏng. Theo đó, các ống nano carbon đơn lớp (SWNT) in trên loại giấy được phủ một lớp màng PVDF (polyvinylidene fluoride) có thể đóng vai trò như những siêu tụ điện tích trữ năng lượng.
-
Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.
Mohammad Taherzadeh và nhóm nghiên cứu tại Khoa kỹ thuật, ĐH Boras, Thụy Điển đã từng thành công trong sản xuất ethanol và khí sinh học (biogas) từ nhiều lại chất thải khác nhau và hiện nay đang tập trung nghiên cứu vào chất thải từ cam quýt.
-
Theo đánh giá từ Trung tâm khuyến công Tư vấn và TKNL Phú Thọ, tiềm năng TKNL ở các doanh nghiệp và có thể thực hiện thành công là rất lớn. Để đưa TKNL trở thành nhiệm vụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các giải pháp kỹ thuật chiếm vai trò quan trọng, đem lại hiệu quả thực tế và thiết thực.
-
Các sinh viên kỹ thuật của đại học Northeastern, Mỹ đang phát triển một hệ thống có tên gọi Numbers Empower. Hệ thống này sử dụng các bộ cảm biến để điều khiển từng thiết bị điện trong ngôi nhà của bạn. Nó cho phép bạn tắt những thiết bị này ở bất cứ vị trí nào nhờ sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính cá nhân.
-
Ba đề tài xuất sắc trong số 37 đề tài được chọn tham dự cuộc thi chung khảo toàn quốc sẽ đại diện cho Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế của Intel (Intel ISEF) 2010 tại San Jose, bang California, Hoa Kỳ dự kiến được tổ chức từ 9 đến 14 tháng 5 năm 2010.
-
Lần đầu tiên tại Việt Nam, TS. Lê Hoàng Thị Tố và nhóm cộng sự của Công ty Đức Anh Quân (Q. Phú Nhuận, TP.HCM) nghiên cứu thực hiện thành công giải pháp kỹ thuật “Mái nhà điện mặt trời nối lưới”.
-
Theo kết quả khảo sát thực địa của bà Mona Arnold, Viện Nghiên cứu kỹ thuật VTT Phần Lan: hàng năm giao thông đường bộ Việt Nam xả ra 45 đến 50 nghìn tấn dầu thải; Đường sông là 8000 đến 8100 m3 dầu thải/năm; Đường sắt là 250 đến 300 tấn/ năm. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tái sử dụng dầu thải đạt tỷ lệ 70 đến 90%. Nếu làm được điều này, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường thu được sẽ là rất lớn.
-
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30-35%. Trên thực tế, rất ít tòa nhà tận dụng được hết tiềm năng này, thay vào đó, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc biệt là các công trình nhà ở và công trình công cộng cao tầng còn rất cao.
-
Dự án BRESL với nỗ lực chung của Việt Nam và 5 nước châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan hướng tới mục tiêu thông qua việc kết hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật nhằm giải quyết rào cản hạn chế các Chính phủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tham gia tích cực vào các chương trình dán nhãn, tạo một thị trường phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng
-
heo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Phần Lan công bố tại Hội thảo Vietaudit 2, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30-35%. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng và còn không ít rào cản.
-
Đá phiến sét (tên tiếng Anh là Shale) là một nguồn đá trầm tích giàu khoáng chất hữu cơ và có thể tìm được ở nhiều nơi trên thế giới. Trước kia, nó được dùng khá ít, và được xem như một nguồn khí gas. Cho đến cách đây một thập niên, khi các công ty của Mỹ phát triển một kỹ thuật mới để làm nứt đá và khoan theo chiều ngang. Từ đó sản xuất ra khí gas tự nhiên.