-
Công ty năng lượng AGL Energy của Úc và Công ty năng lượng tái tạo Meridian Energy của New Zealand sẽ xây dựng nhà máy điện gió lớn nhất Nam bán cầu. Theo tuyên bố của đại diện AGL Energy hôm 12.8, nhà máy này 900 triệu USD này dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2013.
-
Khu du lịch Tiến Đạt Múi Né (Bình Thuận) các vật liệu như mái lá, gỗ, mành tre, mái ngói được tận dụng rất triệt để nhằm tận dụng ánh sáng, gió biển tự nhiên, cách nhiệt với cái nóng chói chang của mùa hè...
Bộ Xây dựng cũng nhận định, nếu quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ tiết kiệm được từ 20 đến 30% năng lượng tiêu thụ cho khu vực này.
-
Năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời được đánh giá là nguồn năng lượng tích cực góp phần giảm gánh nặng về năng lượng trong bối cảnh các nguồn năng lượng truyền thống đang ngày cạn kiệt. Tuy Việt Nam đã sớm tiếp cận với việc khai thác tận dụng năng lượng tái tạo song cho đến nay các nguồn năng lượng này vẫn còn khá xa lạ. Nguyên nhân chính được nêu ra là vướng mắc về giá.
-
Hiện các tuốc bin gió lớn nhất cũng chỉ có công suất 5 MW. Các nhà khoa học cho biết, ý tưởng của mô hình tuốc bin gió kiểu này dựa trên kết cấu của lá cây sung dâu và công nghệ giàn khoan dầu nổi. Chúng sẽ khắc phục những nhược điểm về trọng lượng của tuốc bin truyền thống. Dự kiến những chiếc tuốc bin Aerogenerator đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào năm 2013-2014.
-
Hiện nay, có tới 90% người Đan Mạch coi năng lượng gió là ưu tiên số một trong các nguồn năng lượng tái tạo. Việc đơn giản hóa tối đa quá trình cấp giấy phép cho các dự án cũng là một chìa khóa của thành công. Việc chuyển giao công nghệ năng lượng gió mang lại cho Đan Mạch đến 10% tổng lượng xuất khẩu.
-
Từ một dây chuyền được Việt Nam tự thiết kế và lắp đặt, trong quá trình vận hành nhà máy đã liên tục cải tiến áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới để công nghệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn và đã nâng được sản lượng dây truyền từ 60.000 tấn/năm theo thiết kế lên trên 100.000 tấn/năm. Giải pháp lắp biến tần công suất lớn cho động cơ 215 Kw của quạt Rood cung cấp gió cho lò nung Clanhke đã giúp giảm được 21,4% điện năng tiêu thụ tại quạt Rood.
-
Google sẽ bắt đầu sử dụng năng lượng gió từ 30/7 bằng nguồn của NextEra tại Iowa theo lộ trình đã thoả thuận
-
Tuabin thế hệ mới này có đến 7 cánh quạt thay vì 3 cánh quạt như thông thường, và không giống những tuabin truyền thống, nó có thể tận dụng những đợt gió có tốc độ chậm một cách rất hiệu quả. Lượng điện năng thu được sẽ được lưu trữ trong một hộp ắc quy. Khi mức năng lượng xuống thấp, có thể dùng một máy phát điện để sạc điện cho những ắc quy này.
-
Điện gió hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cho đến thời điểm này, tỉnh Bình Thuận là địa phương có dự án (DA) điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Trong đó, 4 DA đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 5 DA đã hoàn thành báo cáo đầu tư; số còn lại đang được khảo sát và lập báo cáo đầu tư. Tại đảo Phú Quý, nơi cách bờ biển Phan Thiết 58 hải lý cũng có một DA điện gió. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, Công ty điện lực dầu khí VN hiện đang khảo sát địa điểm tại hai xã Ngũ Phụng và Long Hải để đặt 3 trụ tua-bin. Toàn bộ DA có tổng vốn đầu tư 352,48 tỉ đồng. Nếu DA hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện hơn 25 triệu kWh/năm, đáp ứng cơ bản nguồn năng lượng cho đảo Phú Quý.
-
Theo Bộ Công Thương, hiện trạng ứng dụng phong điện (điện gió) – một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở Việt Nam, hiện mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbine nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.
-
Trên cơ sở phân tích số liệu của 151 trạm khí tượng thuỷ văn trên toàn quốc, cơ sở bản đồ gió của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2001, và các số liệu các trạm đo gió từ năm 1998 đến năm 2009, tiềm năng gió trên đất liền và vùng ven biển hải đảo của Việt Nam đạt khoảng 713.000MW. Trong khi đó, tống công suất của các nhà máy điện trên toàn quốc tới hết năm 2009 mới là 19.378MW.
-
Hiện tại Đức thu được 16% tổng điện năng từ gió, mặt trời và các nguồn năng luợng có thể tái tạo khác, cao hơn gấp ba lần so với cách đây 15 năm. “Việc chuyển đổi hoàn toàn sang dạng năng lượng tái tạo vào năm 2050 là khả thi nhờ vào các thành tựu kĩ thuật và sinh thái học” và “đây là một mục tiêu rất thực tế có căn cứ vào những công nghệ sẵn có, nó không phải là một chiếc bánh trên trời!”, chủ tịch Cục Môi trường Liên bang Jochen Flasbarth khẳng định.
-
Trong một bản báo cáo ra ngày thứ 6, Liên hợp quốc đã xếp Ấn Độ đứng thứ 5 trong số những nước sản xuất bình đun nước dùng năng lượng mặt trời và năng lượng gió lớn nhất thế giới. Bản báo cáo Xu hướng năng lượng sạch toàn cầu 2009 nói rằng, các nước đang phát triển đang đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới về năng lượng tái chế.
-
Trong một nghiên cứu gần đây, Benito Mueller, giám đốc viện nghiên cứu năng lượng của đại học Oxford, và các đồng nghiệp đã nhận thấy rằng, việc lựa chọn địa điểm tốt nhất để đặt các tuabin nhằm thu được nhiều năng lượng gió nhất, cùng với việc phát triển mạng lưới điện, là những cơ hội hợp tác giữa các công ty châu Âu và Trung Quốc.
-
Trong khi có các tòa nhà khác cao hơn với nhiều tua bin được lắp đặt sau kết thúc quá trình xây dựng cơ bản, Strata đã bao gồm ý tưởng này ngay từ trong phương án kiến trúc. Ba tuabin gió được tích hợp khi chạy hết công suất sẽ tạo ra 8% nhu cầu năng lượng của tòa nhà, giúp tiết kiệm cho chủ sở hữu tòa nhà cũng như người dân rất nhiều tiền.
-
Không thể phủ nhận phong điện (điện từ năng lượng gió) là lĩnh vực đầu tư tiềm năng trước thực trạng thiếu điện của Việt Nam thời gian qua. Trong khi Việt Nam mới xác định đây là “chiếu manh” sau khi đã nhận ra mình “buồn ngủ” thì phong điện đã phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới trong suốt gần một thập kỷ qua, với mức tăng trưởng giai đoạn 2000 - 2010 là 29%, theo đánh giá của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu.
-
Bộ công nghiệp Tây Ban Nha đã thỏa thuận với hai nhóm vận động hành lang năng lượng tái tạo quan trọng là Hiệp hội Năng lượng gió và Hiệp hội quang điện, nhằm giảm thuế quan đặc biệt cho các trang trại gió và các nhà máy nhiệt mặt trời.
-
Con đường gồ ghề đưa chúng tôi vào Thủy điện Hủa Na (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) càng trở nên khó đi hơn vì bụi mịt mù làm hạn chế tầm nhìn. Giữa miền Tây xứ Nghệ nắng nóng gay gắt, gió phơn thổi mạnh bỏng rát da thịt, nhưng những công nhân vẫn làm việc liên tục 3 ca/ngày để đáp ứng tiến độ. Là thủy điện lớn thứ hai ở khu vực Bắc Trung bộ, Nhà máy thủy điện Hủa Na khi vào vận hành sẽ đóng góp sản lượng điện đáng kể, góp phần cải thiện tình hình cung cấp điện năng trong vùng.
-
Sau các hệ thống sưởi ấm dựa trên các suối nước nóng dưới lòng đất và các cối xay gió mini được lắp đặt trong các tòa nhà, người dân Paris giờ đây sẽ có thêm một nguồn năng lượng sạch nữa ngay dưới những cây cầu nổi tiếng của họ. Chúng được gọi là “hydroliennes”, hay tuabin thủy lực, hoạt động nhờ dòng chảy của sông Seine.
-
Nhà máy điện khí nóng mặt trời sử dụng năng lượng của gió tự nhiên và bức xạ mặt trời tại khu vực xung quanh nhà máy. Sau đó, nguồn năng lượng này sẽ được biến thành khí nóng theo dạng tầng, xoáy và lốc xoáy. Khí nóng đẩy luồng khí lên cao tới 80- 120 m làm động cơ quay. Tuabin phát điện với thiết kế đặc biệt sẽ thu nhận tối đa động năng của dòng không khí và biến chúng thành điện năng.