Thứ năm, 26/12/2024 | 17:12 GMT+7

Lựa chọn vật liệu chống nóng tiết kiệm năng lượng

14/08/2010

Khu du lịch Tiến Đạt Múi Né (Bình Thuận) các vật liệu như mái lá, gỗ, mành tre, mái ngói được tận dụng rất triệt để nhằm tận dụng ánh sáng, gió biển tự nhiên, cách nhiệt với cái nóng chói chang của mùa hè... Bộ Xây dựng cũng nhận định, nếu quản l‎ý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ tiết kiệm được từ 20 đến 30% năng lượng tiêu thụ cho khu vực này.

Tại cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng và Quản lý năng lượng ASEAN 2010” diễn ra tại Hà Nội tháng 7 vừa qua, Việt Nam vinh dự mang về 4 giải thưởng dành cho 4 công trình có những giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong đó, điều đáng lưu ý là yếu tố cách nhiệt được các tòa nhà vận dụng khá thành công ở cả những tòa nhà xây mới và tòa nhà cải tạo lại.

 

Tại khu nghỉ dưỡng Anna Mandara Đà Lạt (Giải nhất tòa nhà nhiệt đới) tường bao hầu hết sử dụng loại vật liệu nung dày với lớp sơn ngoài đậm tạo hấp thụ nhiệt tốt vào bên trong làm giảm cái se lạnh đặc trưng tại đây đồng thời lớp sơn bên trong màu trắng cũng góp phần giữ nhiệt cho hệ thống lò sưởi ban đêm. Bên cạnh đó, hệ thống mái chủ yếu là ngói, gỗ cũng góp phần tích cực nâng cao hiệu quả cách nhiệt, tạo sự thông thoáng.


 anna-mandara-resort-.jpg


Tương tự, khu du lịch Tiến Đạt Múi Né (Bình Thuận) các vật liệu như mái lá, gỗ, mành tre, mái ngói được tận dụng rất triệt để nhằm tận dụng ánh sáng, gió biển tự nhiên, cách nhiệt với cái nóng chói chang của mùa hè.

 

Kết hợp với các biện pháp kỹ thuật sử dụng hiệu quả năng lượng, ước tính mỗi năm hai công trình trên tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng. Không những thế, chính những vật liệu đó góp phần tạo nét riêng cho khu nghỉ dưỡng, đem lại cảm giác đơn giản, sang trọng mà nhẹ nhàng cho du khách mỗi dịp ghé qua.

 

Phải có quy định bắt buộc

 

Trên thực tế, khi giá năng lượng tăng cao việc các công trình xây dựng đi theo hướng tiết kiệm năng lượng là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, cũng lại tồn tại một thực tế là đối với những công trình xây cho thuê làm văn phòng, chung cư chủ đầu tư nếu ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng đồng nghĩa với chấp nhận đầu tư cao, lợi nhuận giảm. Vì vậy, nếu không có quy định rõ ràng, không có chế tài bắt buộc thì việc các công trình sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng cũng chỉ dừng ở mức tự phát, hiệu quả không cao.


 mai ngoi.jpg


T.S Trần Hữu Hà, Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng: hiện tốc độ tăng trưởng của các đơn vị doanh nghiệp ngành xây dựng đạt từ 12 – 16%/năm, kéo theo tổng năng lượng tiêu dùng trong khu vực xây dựng ước tính chiếm khoảng từ 20 – 24% tổng năng lượng quốc gia. Thống kê chưa đầy đủ hiện cả nước có trên 1 ngàn công trình xây dựng có mức tiêu thụ trên 1 triệu KWh/năm.


Bộ Xây dựng cũng nhận định, nếu quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ tiết kiệm được từ 20 đến 30% năng lượng tiêu thụ cho khu vực này.


Nhận thấy tiềm năng tiết kiệm chi phí năng lượng rất lớn từ các “tòa nhà xanh” tuy nhiên cho đến nay số lượng tòa nhà ứng dụng vẫn rất khiêm tốn. Ông Phạm Văn Bắc, Vụ Phó Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho hay, hiện tại Việt Nam vẫn chưa có thống kê đầy đủ, chính xác những loại vật liệu có tính năng tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, hiện cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn vật liệu nhằm đạt hiệu quả năng lượng. Chúng ta khuyến khích, tôn vinh các công trình “Tòa nhà xanh” nhưng chúng ta không có quy định xử phạt các công trình thiết kế không đảm bảo yêu cầu tiết kiệm.


ton su dung nhieu.jpg

 

Bộ Xây dưng cho biết, Chính Phủ đã Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020. Theo đó đặt mục tiêu Sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ tiên tiến tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng. Tại đó, với mỗi loại vật liệu đều có quy hoạch cụ thể, chẳng hạn định hướng quy hoạch phát triển sản xuất kính xây dựng yêu cầu chú trọng sản xuất các mặt hàng kính có kích thước và độ dầy lớn; các loại kính có tác dụng cách âm, cách nhiệt tiết kiệm năng lượng, kính an toàn, …

 

Với những động thái tích cực đó, hi vọng rằng trong tương lai số lượng các công trình xây dựng sử dụng hệu quả năng lượng sẽ tăng đáng kể. Điều này không chỉ góp phần đem lại vẻ đẹp kiến trúc đô thị, tiết kiệm chi phí mà còn bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững.

 

Trần Linh