-
Những quy định mới cho phép các nhà máy năng lượng tái tạo tăng doanh thu và do đó giảm đáng kể thời gian hoàn vốn. Các nhà máy điện năng lượng tái tạo không những được bán điện với mức thuế ưu đãi mà còn có thể tách riêng lợi ích từ việc bán điện với lợi ích về môi trường của dự án mang lại.
-
Vừa qua, MIT và công ty năng lượng Nstar (Mỹ) đã công bố dự án hiệu quả năng lượng cắt giảm 15% mức sử dụng điện năng trong 3 năm tới. Nếu thành công sẽ giảm được 34 triệu kilo-oát giờ tương đương với giảm được sử dụng điện trong 4500 hộ gia đình ở Massachusetts trong một năm.Tổng vốn đầu tư là khoảng 13 triệu đôla trong 3 năm.
-
Ngày 31 - 5, UBND thành phố Hà Nội cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc cho phép UBND thành phố thực hiện thí điểm Dự án đầu tư phương tiện giao thông sạch (xe điện) phục vụ khách du lịch thăm quan khu vực khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
-
Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (Enerteam) đã hoàn thiện mô hình lò nung gạch, gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu. Công nghệ mới này không những giúp các các lò gạch tận dụng được nguồn phế phẩm trấu nông nghiệp, mà còn giải quyết được triệt để mối nguy về ô nhiễm môi trường hiện nay.
-
Trong hai năm tiếp theo, 11 ngành dịch vụ công cộng tham gia dự án này sẽ được lắp đặt 6.000 thiết bị tại tổng số 1500 điểm, cung cấp 53 MW trong dự trữ năng lượng để làm giảm căng thẳng trên lưới điện điều phối bởi Công ty Điện lực Nam California.
-
Hiện dự án ĐHN tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi và xúc tiến tìm đối tác tư vấn. Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà máy ĐHN cấp Nhà nước để chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện các công việc liên quan đến nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.
-
Sáng 25/5, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, và Techcombank đã ký thông qua thoả thuận phát triển các sản phẩm cho vay tiết kiệm năng lượng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Những thành viên của dự án đã tiến hành những cuộc mô phỏng công trình nhằm cung cấp đầy đủ hơn những bằng chứng về khả năng thích nghi của công nghệ xanh với các vùng sa mạc, đặc biệt là, những kết quả đầu tiên được giới thiệu tại hội nghị về khí hậu Copenhagen cuối tháng 12/2009.
-
Khu vực dự án được đặt trên diện tích 400m2 tại Trung tâm nghiên cứu CeRSAA. Tại tòa nhà độc đáo này, hệ thống quang điện của Solyndra được tích hợp vào các cấu trúc nhà kính. Solyndra đang hướng đến một công nghệ hình trụ có một không hai. Công nghệ này giúp thu ánh nắng mặt trời ở hướng trực tiếp, khuếch tán, và phản chiếu trên bề mặt 360 độ đồng thời cho phép truyền đồng nhất ánh sáng cho các khu vực bên dưới.
-
Thông báo chính thức từ ban tổ chức Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu 2009 - Energy Globe Adwards với dự án “Xây dựng mô hình lò nung gạch gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu” Việt Nam đã giành giải thưởng Năng lượng Toàn cầu 2009. Lễ trao giải được Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) tổ chức vào ngày 3 tháng 6 năm 2010 tại Rwanda. Năm 2006 một Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu đã được trao cho dự án Khí Sinh Học (Biogas) của Việt Nam.
-
Bộ trưởng Bộ Môi trường Đức Norbert Roettgen cho biết dự án Alpha Ventus - có tổng chi phí 250 triệu euro (332 triệu USD) này do nhà cung cấp năng lượng hàng đầu Đức EON, Vattenfall Europe - một công ty con của tập đoàn năng lượng Thụy Điển và EWE làm chủ đầu tư, sẽ mở đường cho thời kỳ của năng lượng tái tạo. Trong đó, mục tiêu của kế hoạch là đạt công suất 25.000MW điện vào năm 2030.
-
Công ty thủy điện SDE Energy cho biết tới cuối tháng 4 này, công trình điện sóng biển công suất 10 GW của Trung Quốc sẽ được hoàn thành. Đây là dự án năng lượng biển đầu tiên ở Trung Quốc đạt công suất 10GW trên vùng ven biển.
-
Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) đã đầu tư 10 triệu USD cho dự án quang năng tại Ấn Độ. WB cam kết trong năm nay sẽ tăng tỷ lệ đầu tư cho năng lượng sạch lên 20%. Trong năm tài khóa 2009, tập đoàn này đã tăng mức hỗ trợ lên 24% tương đương 3,3 tỷ USD.
-
Vào tháng 11 năm 2008, quốc hội Mexico đã thông qua Luật sử dụng năng lượng tái tạo và tài trợ năng lượng tái tạo, hướng dẫn chi tiết từng bước để thực hiện chính sách năng lượng sạch cấp liên bang.
-
Dự án BRESL với nỗ lực chung của Việt Nam và 5 nước châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan hướng tới mục tiêu thông qua việc kết hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật nhằm giải quyết rào cản hạn chế các Chính phủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tham gia tích cực vào các chương trình dán nhãn, tạo một thị trường phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng
-
Theo thống kê mới đây nhất của Thạc sỹ Nguyễn Minh Việt (Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo) trong khuôn khổ triễn lãm ENEREXPO Việt Nam 2010, hiện tại, thủy điện nhỏ và vừa chiếm khoảng 40% tổng công suất của hệ thống. Trên cả nước đã có khoảng 800 dự án thủy điện vừa và nhỏ được quy hoạch, trong số đó có trên 200 nhà máy đã và đang triển khai
-
5 dự án TKNL trong lĩnh vực công là: lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng tại các truyến phố Hà Nội; thí điểm xây dựng hệ thống chiếu sáng nông thôn trên địa bàn 3 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm; thay thế hệ thống chiếu sáng công sở; xây dựng trạm phát điện Biogas từ chất thải lò giết mổ gia súc và nhà máy phát điện Biogas sử dụng rác thải làm nhiên liệu tại huyện Ba Vì. Tổng mức đầu tư ước tính gần 500 tỷ đồng cho 5 dự án trên.
-
Khu sinh thái cho doanh nghiệp đầu tiên tại Singapore sắp tới sẽ khởi công xây dựng tòa nhà có tên CleanTech One trị giá 90 triệu đôla Singapore. Đây là công trình đầu tiên của khu sinh thái CleanTech, dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12 năm 2011.
-
SunEdison, một chi nhánh của tập đoàn MEMC Electronic Materials, đã triển khai một dự án phát triển và xây dựng nhà máy năng lượng điện mặt trời ở Đông Bắc I-ta-li-a, gần thị trấn Rovigo. Nhà máy này có công suất 72 Megawatt (MW). Đây sẽ là nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất ở châu Âu
-
Bắt đầu từ năm nay, với tiêu chí đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay theo các điều kiện tín dụng được duyệt và thời gian lắp đặt trang thiết bị không quá 2 năm (tính từ năm 2010), các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo sẽ được cho vay tối đa 85% tổng mức đầu tư với mức vay tối thiểu dự kiến khoảng 1 triệu USD với thời gian vay tối đa 20 năm và 5 năm ân hạn.