Thứ năm, 02/01/2025 | 20:04 GMT+7

Châu Âu chú trọng tới phong điện ngoài khơi

01/05/2010

Bộ trưởng Bộ Môi trường Đức Norbert Roettgen cho biết dự án Alpha Ventus - có tổng chi phí 250 triệu euro (332 triệu USD) này do nhà cung cấp năng lượng hàng đầu Đức EON, Vattenfall Europe - một công ty con của tập đoàn năng lượng Thụy Điển và EWE làm chủ đầu tư, sẽ mở đường cho thời kỳ của năng lượng tái tạo. Trong đó, mục tiêu của kế hoạch là đạt công suất 25.000MW điện vào năm 2030.

Ngày 27/4, Đức đã chính thức đưa trang trại phong điện ngoài khơi đầu tiên của mình vào hoạt động. Nằm cách bờ Biển Bắc 45km, trang trại năng lượng sạch nói trên có 12 tuốcbin gió, đặt trên cột trụ cao 150m, trong đó có 30m nằm dưới mức nước biển (sâu hơn bất cứ cánh đồng gió nào ở châu Âu), công suất 12 MW điện/tuốc bin, đủ cung cấp điện cho 50.000 hộ gia đình.

Dự án mang tên Alpha Ventus này được coi là một "thử nghiệm" kiểm tra tác động đến môi trường của các loài sinh vật biển, bởi hầu hết bờ biển của Đức đều nằm trong phạm vi các công viên quốc gia hoặc nơi cư ngụ của các loài chim biển. Vì vậy, chỉ cần có một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến môi trường thì các dự án phong điện ngoài khơi khác sẽ không được phép triển khai.


duc.jpg


Trang trại phong điện Alpha Ventus


Chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang lên kế hoạch chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất điện hạt nhân vào năm 2021. Theo cựu Bộ trưởng Bộ Môi trường Juergen Trittin, các trang trại phong điện ngoài khơi là "dự án của tương lai," để có thể ngừng sớm nhất các nhà máy điện hạt nhân.

Bộ trưởng Bộ Môi trường Đức Norbert Roettgen cho biết dự án Alpha Ventus - có tổng chi phí 250 triệu euro (332 triệu USD) này do nhà cung cấp năng lượng hàng đầu Đức EON, Vattenfall Europe - một công ty con của tập đoàn năng lượng Thụy Điển và EWE làm chủ đầu tư, sẽ mở đường cho thời kỳ của năng lượng tái tạo. Trong đó, mục tiêu của kế hoạch là đạt công suất 25.000MW điện vào năm 2030.


Hiện Anh và Đan Mạch đã có thể sử dụng vài trăm MW điện từ các trang trại gió ngoài khơi. Tuy nhiên, theo dự kiến, Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ bắt kịp các quốc gia này khi 25 cánh đồng gió khác với 1.650 tuốcbin, dự kiến sẽ được xây dựng tại Biển Bắc và Biển Ban tích, đi vào hoạt động.

 

Trước đó ít ngày, Chính phủ Thụy Điển vừa phê chuẩn kế hoạch xây dựng khu công viên các nhà máy sản xuất điện từ sức gió lớn nhất thế giới.

Theo kế hoạch trên, Thụy Điển sẽ xây dựng khu công viên các trạm sản xuất điện gió trên khu vực có diện tích 450km vuông, với hệ thống máy phát điện dọc bờ biển phía Đông Bắc nước này.


Khi đưa vào sử dụng, công suất của hệ thống máy phát điện này sẽ đạt 8 đến 12 TW/giờ, tương đương với 2 nhà máy điện nguyên tử, đưa sản lượng điện trong nước tăng lên từ 3-4 lần.


Chính phủ trung hữu ở Thụy Điển đã đặt ra mục tiêu trong vòng 10 năm tới sẽ xây mới 2.000 nhà máy sản xuất phong điện.
  Việc đầu tư vào sản xuất phong điện đang được chính phủ các nước châu Âu hết sức chú trọng.


Trà My