-
Tất cả các loại rác có thể cháy được (giẻ, giấy, xơ, sợi…) sẽ được chế biến thành các viên nhiên liệu để sử dụng cho các lò hơi công nghiệp, lò nung xi măng hoặc đốt phát điện. Nhiệt trị đạt 2.000-3.000Kcal/kg.
-
Hiện “áo điều hòa” Kuchofuku đang được ưa chuộng trong gần 1.000 công ty ở Nhật Bản bao gồm các hãng sản xuất ôtô, thép, các công ty chế biến thực phẩm và xây dựng...
-
Công ty CP Hóa chất Việt Trì (Vicco) tự hào là một trong những doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nhiều ngành kinh tế quốc dân như: Giấy, Dệt may, Cơ khí, Dầu khí và Chế biến thực phẩm.
-
Tính đến tháng 6/2011, PECSME đã triển khai 543 dự án tiết kiệm và hiệu quả trong 5 ngành công nghiệp sản xuất gạch, gốm sứ, dệt may, giấy-bột giấy và chế biến thực phẩm. Tổng mức năng lượng tiết kiệm (NLTK) đạt được là 232.000 tấn dầu tương đương (TOE) và giảm được tổng lượng phát khí thải nhà kính 940.000 tấn CO2. Đây là những kết quả ấn tượng, vượt xa so với mục tiêu đề ra.
-
Dự kiến, đến hết năm 2012, cả nước sẽ có 6 nhà máy sản xuất ethanol với tổng công suất thiết kế 550 triệu lít/năm. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động, nhu cầu nguyên liệu cần khoảng 3,5-3,7 triệu tấn sắn tươi/năm. Muốn vậy cần có phương án đầu tư vùng nguyên liệu để thâm canh tăng năng suất sắn và có cơ chế liên kết, tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và cơ sở chế biến
-
Nằm ngay giữa vựa lúa ĐBSCL - Thị xã Xa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi là doanh nghiệp họat động hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Thừa hưởng lợi thế vùng nguyên liệu đặc sản nổi tiếng cùng làng nghề bột lọc Sa Đéc, với diện tích nhà xưởng sản xuất rộng 33.000m2, công ty
Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi đã có ngay thế mạnh trong việc sản xuất trên 100 sản phẩm chất lượng cao phù hợp với nhu cầu ẩm thực đa dạng của người tiêu dùng.
-
Nhằm xây dựng chiến lược tiết kiệm tài nguyên, năng lượng trong sản xuất , Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long đã phối hợp với Viện Công nghệ hóa học Việt Nam triển khai thí điểm mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong 2 lĩnh vực chế biến thức ăn thủy sản và chế biến thủy sản. Hai doanh nghiệp được lựa chọn triển khai thí điểm là Công ty TNHH Biofeed và Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long.
-
VASEP và IFC đã công bố kết quả đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 21/193 nhà máy chế biến thủy sản tại ĐB Sông Cửu Long. Trong số các nhà máy khảo sát, nhà máy nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn mức tiêu thụ hiện tại, kể cả những nhà máy mới. Ở từng nhà máy, bất cứ khâu nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn nữa.
-
Ngày 21/1 tại Tây Ninh, Công ty Cổ phần khoai mì Nước Trong phối hợp với Công ty Rhodia Energy GHG (thuộc tập đoàn Rhodia - Pháp) đã đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Biogas Rhodia Nước Trong tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Nhà máy được xây dựng trong khuôn viên rộng 2ha, sử dụng công nghệ phân hủy yếm khí hiện đại, đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới đã khảo sát 21 nhà máy chế biến thủy sản trong tổng số 193 nhà máy tại ĐBSCL và ghi nhận chỉ có 40% số nhà máy này quan tâm đến tiết kiệm năng lượng.
-
Đề tài "Nghiên cứu cải tiến lò cung cấp nhiệt cho máy sấy và hệ thống hút bụi cho các nhà máy chế biến chè đen" đã thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.
-
Trung tâm khuyến công và tư vấn Phát triển Công nghiệp Bình Dương (TTKC) cho biết: Trung tâm đang phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc gia về tiết kiệm năng lượng triển khai kiểm toán năng lượng và tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng ở 5 doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là các doanh nghiệp trọng điểm về tiêu thụ điện với sản lượng điện tiêu thụ trên 3 triệu kWh/năm thuộc 5 nhóm ngành nghề: Sản xuất thép, giấy/bột giấy, may mặc, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm.
-
Sử dụng công nghệ sấy bằng hơi nước trong chế biến thuỷ sản khô vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tiết kiệm chi phí, tạo đà nâng cao năng lực xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nga, Ucraina và các nước thuộc châu Âu.
-
Liệu chiếc “bếp lò” là một chiếc hộp cactông sơn màu đen, bọc bên ngoài bằng lá thiếc (thực ra là cactông phủ lớp bạc cực mỏng) và vung bằng nhựa acrylic có thể giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường được không? Tổ chức quốc tế Diễn đàn tương lai (Forum for the Future) khẳng định là hoàn toàn có thể.
-
Từ năm 2006 đến 2010, dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - PECSME” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ và Bộ KH&CN là cơ quan điều hành đã thực hiện được 201 dự án trong ngành sản xuất gạch, 144 dự án trong ngành gốm - sứ, 81 dự án trong ngành chế biến thực phẩm, 35 dự án trong ngành dệt-may, 38 dự án trong ngành giấy.
-
Phú Thọ hiện có 29 làng nghề ở 11 huyện, thành phố, thị xã được UBND tỉnh công nhận với các nhóm ngành nghề như: chế biến chè, đan lát mây tre, chế biến nông sản, thực phẩm, mộc, làm nón, dệt thổ cẩm...
-
Xí nghiệp chế biến lương thực Cao Lãnh (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) có sản phẩm chính là gạo xuất khầu với năng lực sản xuất 200 tấn/ngày. Năng lượng phục vụ sản xuất của xí nghiệp chủ yếu là điện năng ngoài ra mỗi năm đơn vị này cũng tiêu thụ khoảng 44 tấn than. Tổng chi phí năng lượng mà doanh nghiệp phải trả hàng năm là trên 780 triệu đồng với trung bình vận hành 312 ngày/năm.
-
Trong 2 ngày, các học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về: Hệ thống quản lý năng lượng; thiết kế hệ thống chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả; lò hơi và các phương pháp tiết kiệm năng lượng; các cơ chế hỗ trợ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh để tạo ra các sản phẩm hàng hoá thuộc các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, chế biến, dịch vụ có chất lượng cao, đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
-
Thay đổi cách sử dụng năng lượng cũng như tận dụng chất thải từ chế biến thủy sản để phát điện có thể giúp tiết kiệm từ 10-20% năng lượng trong sản xuất, giúp DN thủy sản giảm giá thành, phát thải khí nhà kính và tận thu nhiên liệu.
-
Để giảm chi phí bằng cách tiết kiệm năng lượng và góp phần vào việc bảo vệ môi trường xanh, sạch , từ tháng 9/2008, nhà máy đã tiến hành thực hiện đánh giá SXSH và đề xuất 22 giải pháp SXSH, trong đó, 17 giải pháp quản lý nội vi, cải tiến, 2 giải pháp thay đổi thiết bị, 3 giải pháp tuần hoàn tái sử dụng. Đến nay, nhà máy đã thực hiện 15 trên tổng số 22 giải pháp với tổng mức đầu tư 9,8 tỷ đồng.