-
Ngày 21/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020
-
Cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió tại Việt Nam, với việc chấp nhận giá mua điện từ các dự án điện gió tại thời điểm năm 2011 là 1.630 đồng/kWh, tương đương 7,8 UScents/kWh.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
-
Căn cứ Quyết định số 79/2006/QĐ - TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã ban hành công văn số 5059/BCĐ - TKNL ngày 8/6 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch, dự kiến triển khai các nội dung năm 2012.
-
Tháng 4/2011 vừa qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã chính thức gửi văn bản số 529/HHMĐ tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội về vấn đề phát điện từ bã mía. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ban hành công văn 2553/VPCP – KTN giao Bộ Công Thương đưa nguồn điện phát từ bã mía của các nhà máy đuờng vào Chiến lược Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét phê duyệt
-
Ngày 16/5, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đàm phán Hiệp định vay và các văn bản pháp lý liên quan cho Dự án “Thủy điện Trung Sơn” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng mức đầu tư của dự án là 411,72 triệu USD.
-
Từ ngày 1/6/2011, giá bán điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường theo Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4 của Thủ tướng Chính phủ. Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường sẽ tháo gỡ được “nút thắt” về giá điện vẫn vướng mắc lâu nay. Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, việc cải cách ngành điện đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng theo hướng cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục đều phải được tiến hành dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2011.
-
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán điện 15,32% kể từ ngày 1-3-2011. Như vậy, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với 3 phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương (30,3%; 26,3% và 18%), do Thủ tướng Chính phủ đã tính kỹ đến lợi ích của cả ngành điện và người tiêu dùng.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, đây là mức tăng giá điện bình quân đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhằm giảm thiểu các tác động của tăng giá điện lên nền kinh tế. Như vậy, từ 1.3 tới, giá điện bình quân sẽ tăng từ 1.077đ/kWh hiện nay lên 1.242đ/kWh, tương đương tăng 15,28%. Với mức tăng giá này, nhiều chi phí của EVN tiếp tục bị “treo lại” chưa phân bổ vào giá thành, tỉ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của EVN bằng 0 và giá than chưa tăng trong cơ cấu giá điện.
-
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả. Cơ chế này áp dụng cho 2 dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu gồm: Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.
-
Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương là vấn đề thiếu điện và giải pháp. Chiều 22/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải với nhiều năm gắn bó với ngành điện, từ cán bộ kỹ thuật (kỹ sư điện) đến quản lý (TGĐ Tổng Công ty Điện lực VN) đã đăng đàn trả lời chất vấn và làm rõ những điểm yếu của ngành điện cũng như giải pháp của Chính phủ.
-
Trưa 18/11, tại công trường thủy điện Sơn La, tổ máy số 1 nhà máy thủy điện Sơn La đã chính thức khởi động chạy không tải. Đây là bước quan trọng quyết định phát điện thành công tổ máy số 1 vào cuối tháng 11 này, sớm trước 1 tháng so với tiến độ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trước 2 năm so với tiến độ Quốc hội đề ra.
-
Ngày 29 Tháng 10 năm 2010, tại tp Hồ Chí Minh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Intel, Ông Paul Otellini và Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã cắt băng chính thức khánh thành nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất trong mạng lưới sản xuất của Intel tại Việt Nam.
-
Sau nhiều năm nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2009, Tổng Công ty Giấy Việt Nam chính thức được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ chứng nhận đã hoàn thành thực hiện các biện pháp xử lý triệt để theo QĐ 64 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng đề án “Lộ trình dán nhãn năng lượng và xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng giai đoạn 2010- 2015”. Bộ Công Thương đã công bố dán nhãn năng lượng cho nhiều sản phẩm tiêu thụ năng lượng song xung quanh đó vẫn còn nhiều thắc mắc cả từ phía doanh nghiệp (DN) và người dân.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.Đến năm 2020, phấn đấu cả nước có 5 trung tâm nông nghiệp hạt nhân và có ít nhất 1 cơ sở chiếu xạ tiệt sinh côn trùng gây hại trong trồng trọt và chăn nuôi (SIT) hiện đại.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Theo quy hoạch, có 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh, gồm: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 - 6 tổ máy.
-
Từ 23/6 đến 27/7/2010, Văn phòng TKNL, Sở Công Thương, TT Tiết kiệm năng lượng và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Hà Nội sẽ phối hợp tổ chức các lớp tập huấn TKNL cho các hộ gia đình trên địa bàn 10 quận nội thành. Đây là thông tin được lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội công bố sáng 16/6/2010. Đợt tập huấn lần này bước triển khai cụ thể ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính Phủ Hoàng Trung Hải về viêc xây dựng chương trình truyên truyền TKNL đến từng địa phương, từng phường, xã, phố. Trước đó, UBND TP Hà Nội đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức cuộc vận động thí điểm “Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010”.