-
TS Vũ Quốc Bảo – Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế thành công công nghệ và dây chuyền sản xuất bột giấy hiệu suất cao từ nguồn nguyên liệu trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thông báo với ông Yvo De Boer và các cộng sự về những bước đi của Việt Nam đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Rút kinh nghiệm của nhiều nước, các ngành đã xây dựng chiến lược phát triển dài hạn và được cập nhật theo thời gian. Việt Nam đang từng bước điều chỉnh lại cơ cấu ngành năng lượng từ việc sử dụng các nguồn nguyên liệu truyền thống sang sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, cụ thể là đến năm 2015 sẽ đạt 5%, năm 2020 là 8%.
-
Theo phân tích của Trung tâm Tiếp kiệm Năng lượng TP HCM, khi sử dụng khí gas làm nguyên liệu thay thế trong vận tải hành khách ôtô, chi phí sẽ thấp hơn khoảng 30% so với việc dùng bằng xăng. Ngoài ra, nếu xe chạy đường trường mức tiếp kiệm có thể lên tới 40-50%.
-
Một công ty chăn nuôi sinh học tại đảo Cheju, Hàn Quốc, đã đầu tư 2 tỷ won, gồm 600 triệu won cho tiền trang thiết bị và 1,4 tỷ won cho nhân lực vào công trình nghiên cứu tái sinh chất thải của heo. Dựa trên công nghệ biogas, chất thải từ heo được xử lý và tái chế thành nguồn nguyên liệu và năng lượng mới.
-
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Năng lượng và nhiên liệu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, trong quá trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế để sản xuất diesel sinh học, ngoài đậu tương, cọ và các loại thực vật chứa dầu có thể dùng làm thức ăn, còn có một loại nguyên liệu nhiều hứa hẹn: nấm hay mốc. Đây là loại vật liệu tạo ra lượng lớn diesel sinh học thân thiện với sinh thái với giá thành thấp.
-
Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp là một trong những chiến lược quốc gia quan trọng, nhằm giúp Nhà nước giảm gánh nặng về quản lý môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm; giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, bảo toàn nguyên liệu và năng lượng. Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở ĐBSCL đang dần “làm quen” với phương pháp này.
-
Kỹ sư Nguyễn Đình Phương, cán bộ Phòng Kỹ thuật - Chất lượng, Công ty CP que hàn điện Việt Đức đã nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều sản phẩm que hàn từ nguyên liệu phế thải, vừa giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, lại góp phần giảm thải ra môi trường.
-
David Wendell mong muốn tạo ra một cuộc cách mạng về năng lượng tái tạo bằng cách dùng nguồn nguyên liệu tự nhiên. Công nghệ mới này sử dụng carbon và chuyển hóa thành đường –vẫn được lấy từ cây trồng tự nhiên - hiệu quả hơn bằng cách sử dụng bọt quang hợp nhân tạo.
-
Những hợp chất lạ có trong loài cây bụi Euonymus alatus, còn gọi là "cây bụi phát sáng", có thể tạo ra những bước tiến mới trong nhiên liệu sinh học và các loại dầu thực phẩm ít calorie.
-
Tiến sỹ Sasha Keersiteng thuộc Đại học Twente cho biết, hiện tại phương pháp sản xuất nhiên liệu sinh học đa phần áp dụng công nghệ phân giải ở nhiệt độ cao để tạo ra hợp chất từ nguyên liệu sinh học.
-
Nhà máy cồn nhiên liệu Buôn Hồ sử dụng nguồn nguyên liệu hỗn hợp 80% hạt mít, 15% hạt bắp và 5% hạt bo bo để sản xuất sản phẩm chính là cồn khan (>99,6% ethanol) với công suất thiết kế 66 triệu lít/năm.
-
Công ty TNHH cao su kỹ thuật Hoàn Cầu là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm từ cao su, trong đó sản phẩm chính hiện nay là mặt hàng lốp đắp (phục chế). Công ty sử dụng điện từ lưới điện quốc gia và than cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như: Hệ thống lưu hoá, chiếu sáng, chạy động cơ... và sử dụng lò hơi để cung cấp nước cho các hệ thống sấy lốp nguyên liệu trong dây chuyền đắp lốp.
-
Một phần ba sản lượng điện tại Phần Lan là điện thứ cấp – năng lượng được bán lại sau khi các nhà máy đã sử dụng một phần. Vesa Koivisto từ Fortum (nhà máy điện lớn nhất bán đảo Scandinavia) nói rằng những nhà máy giấy đã cung cấp lượng điện kể trên.
-
So với các nhà máy khác ở Việt Nam có quy mô tương tự, mức tiêu thụ than và tỉ lệ sắn nguyên liệu/sắn sản phẩm cao hơn nhiều. Mức tiêu thụ của công ty trong năm 2008: điện 3,7 triệu kWh/năm; than 2,8 triệu kg than; dầu diezel 27.000 kg. Sau khi tham gia Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp của Bộ Công Thương, lãnh đạo công ty đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể trong vấn đề tiết kiệm năng lượng
-
Xăng sinh học E5 đã được bán ra thị trường từ ngày 1/8, trên 20 cửa hàng tại 5 tỉnh thành phố. Đặc biệt, loại xăng sạch này lại được sản xuất từ nguyên liệu sắn. Đây là bước đi quan trọng việc khơi nguồn năng lượng sạch cho phát triển bên vững.
-
Với việc sử dụng các nguyên liệu "gầy" thay thế cho đất ruộng để sản xuất gạch ngói nung, "công nghệ bán dẻo" đã mở ra hướng đi mới, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
-
Minakansai là nhà máy thép có quy mô lớn nhất khu vực Bình Dương. Mỗi năm nhà máy này cung cấp cho thị trường khoảng 7.000 tấn phôi thép và trên 10.000 tấn thép cán các loại. Báo cáo kiểm toán năng lượng tại doanh nghiệp này cho thấy, nếu trừ chi phí nguyên liệu đầu vào trong tổng số các chi phí còn lại thì chi phí năng lượng chiếm đến trên 55% đối với khu vực sản xuất phôi thép và khoảng 36% đối với khu vực sản xuất thép cán. Đây là mức chi phí khá cao khiến doanh nghiệp quyết định đầu tư cải thiện tình hình tiêu thụ năng lượng.
-
Pin CIGS rẻ hơn loại pin silicon nhờ chi phí cho chế tạo và nguyên liệu thấp hơn, dẫn đến chi phí sản xuất cũng thấp hơn. Pin CIGS được làm từ những nguyên liệu có khe vùng thẳng (direct band-gap) nên chúng có xu hướng hấp thụ ánh sáng rất mạnh, chỉ 1 – 2 micromet pin CIGS là đủ để hấp thụ phần lớn ánh sáng mặt trời.
-
Nhiệt điện sản xuất từ trấu là một hướng khai thác mới của nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển. Trấu được đánh giá là nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo, bảo vệ môi trường. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nhiệt điện từ trấu
-
Kỹ thuật về điện hạt nhân đang ngày càng phát triển, Việt Nam cần liên tục cập nhật kỹ thuật mới, trong đó quan trọng nhất là khâu xử lý chất thải, tái sử dụng nguyên liệu.