Thứ sáu, 22/11/2024 | 23:30 GMT+7
Trong một chuyến viếng thăm gần đây đến Phần Lan, tôi đã hết sức ngạc nhiên khi nhận ra rằng, chỉ nhờ một điều luật đơn giản được áp dụng trong hàng thập kỉ qua đã giảm thiểu đáng kể lượng các-bon được thải ra ở đất nước này – cùng một nhu cầu sử dụng năng lượng như người Mỹ nhưng người Phần Lan chỉ bắt hành tinh mong manh này gánh chịu phân nửa gánh nặng ô nhiễm môi trường.
Một phần ba sản lượng điện tại Phần Lan là điện thứ cấp –
năng lượng được bán lại sau khi các nhà máy đã sử dụng một phần. Vesa Koivisto
từ Fortum (nhà máy điện lớn nhất bán đảo
Các nhà máy công nghiệp nặng được phép sản xuất và kinh doanh điện được tạo ra theo bất kì cách nào
Nhiệt được tạo ra dưới dạng sản phẩm thứ sinh trong các dây chuyền công nghiệp nặng đã biến những nhà máy sản xuất giấy Phần Lan trở thành những nhà máy điện thực thụ, bằng cách thu thập nhiệt lượng và bán năng lượng. Phần Lan là nước dẫn đầu thế giới về sử dụng hệ thống kết hợp nhiệt – năng lượng (CHP), một loại hệ thống đã được sử dụng rộng rãi từ những năm 1960.
Nhiệt năng không phải một cách mới để tạo ra điện: Nước đun sôi tạo ra hơi nước, quay tuốc-bin và sinh ra điện. Rất nhiều quy trình công nghiệp tạo ra đủ nhiệt năng có tiềm năng cung cấp cho những cỗ máy hoạt động bằng hơi nước. Ở Mĩ, các nhà máy sản xuất giấy sử dụng nhiệt năng để hỗ trợ tới khoảng ½ nhu cầu năng lượng của mình, trong khi tiềm năng tiết kiệm năng lượng không hề thay đồi từ đầu những năm 1990. Ở Phần Lan, do được pháp luật khuyến khích, các nhà máy tái sử dụng năng lượng và đem bán phần thặng dư trên thị trường.
Trong tổng số lượng điện được tạo ra trên toàn Châu Âu, CHP chiếm đến 11% tổng sản lượng điện và được sản xuất chủ yếu bởi Phần Lan, Đan Mạch và Hà Lan.
Công nghiệp nặng đơn giản được cho phép kinh doanh điện năng. Thực tế không tồn tại bất cứ rào cản nào ngăn trở điều luật này được áp dụng tại Phần Lan. Những công ty CHP của Mỹ, như RED đã sẵn sàng cho công nghệ tương tự. Một dự luật như vậy được thông qua chắc chắn sẽ đem đến nguồn thu cho nhà máy sản xuất giấy, xi măng và thép (đồng thời tất nhiên sẽ giảm mạnh lượng khí nhà kính).
Thay vì loay hoay xử lí phần năng lượng dư thừa nhằm tuân theo luật về biến đổi khí hậu, giống các công ty năng lượng hóa thạch, các công ty công nghiệp nặng này đơn giản kiếm tiển từ chúng. Hết sức đơn giản và thông minh!
Ngoài những thay đổi về luật nêu trên, chắc chắn chúng ta còn cần một thay đổi khác: Xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng thứ cấp.
Trọng Nhân (theo Celcias.com)