-
Một quốc gia 5 triệu dân, mật độ dân chỉ 17,1 người /km², trên diện tích không lớn 338.145 km²; gần bằng Việt Nam. Lại có đến 1/3 lãnh thổ nằm ở phía bắc vành đai Bắc cực (trên vĩ độ 66) với những vùng hai tháng liền mặt trời không mọc, khí hậu lạnh giá, 1/10 diện tích là nước hồ (những 50.000 hồ), tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. Ấy vậy, quốc gia này đạt được tỷ lệ 1 NMĐHN trên 1 triệu người! Một con số phản ảnh tiềm năng khoa học công nghệ lẫn trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước Phần Lan.
-
Được biết, tình trạng thiếu điện vào mùa khô đã diễn ra từ nhiều năm, nhưng năm nay hạn hán gay gắt dẫn đến tình trạng thiếu điện nghiêm trọng trên phạm vi cả nước. Không thể trông chờ vào ngành điện, nhiều hộ dân tùy theo điều kiện của mình đã đổ xô đi mua máy phát điện các loại, hộ ít tiền hơn thì chọn mua quạt tích điện có thể sạc pin để “chữa cháy” trong những ngày cắt điện luân phiên nóng nực.
-
Tuy nhiên tại Việt Nam việc tái chế giấy từ giấy thải chỉ đạt 25%, thua xa so với các nước như Mỹ 87%, Nhật Bản 74%, Hàn Quốc 67%, Thái Lan 65%, Malayxia 61%,... Trong khi đó chúng ta lại phải nhập một lượng khổng lồ giấy tái chế, giấy phế liệu từ nước ngoài vào.
-
Bắt đầu từ năm 2011, Indonesia sẽ thực hiện việc chuyển đổi khí than CBM (Coal Bed Methane) thành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tiến hành việc này.Ông Craig Steward, Giám đốc điều hành Công ty VICO Indonesia cho hay hiện tại, cơ sở hạ tầng của một xưởng chuyển đổi CBM thành LNG đã sắp hoàn tất.
-
Bộ trưởng Môi trường Canada Jim Prentice vừa có cuộc gặp với lãnh đạo các tập đoàn năng lượng lớn ở nước này, nhằm thông báo kế hoạch từng bước loại bỏ các nhà máy nhiệt điện hoạt động bằng than, và thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch.
-
Hầu hết các dòng máy phát điện gia đình nhập khẩu như: Elemax, Kipor, Daishin, Mitsubishi và dòng máy phát điện do doanh nghiệp trong nước sản xuất mang tên Hữu Toàn, Hòa Bình bán khá chạy. Giá các dòng máy nhập khẩu cũng tăng vài trăm nghìn đồng so với đầu tháng 4. Cá biệt một số dòng máy phát điện công suất lớn từ 5 KVA trở lên có mức tăng giá tới hàng triệu đồng.
-
Tọa lạc tại vùng Andalusia, Tây Ban Nha, tòa tháp thương mại điện mặt trời đầu tiên của thế giới xuất hiện trên đường chân trời như một chiếc cột khổng lồ. Vào những buổi sáng nhiều mây, mặt trời vẫn chiếu sáng hơi nước và bụi trong không khí tạo nên những chùm tia màu trắng xung quanh tòa tháp cao 115 m, tương đương với một ngôi nhà 14 tầng.
-
Các nhà khoa học Australia vừa phát minh ra một loại chất tẩy rửa dùng ít nước hơn so với bột giặt thông thường. Bí quyết là ở chỗ khi cho nước để giũ quần áo, các bọt của nó sẽ tan hết ngay.
-
Người phát ngôn Tập đoàn năng lượng EDF của Pháp, ông Jean-Marc Dall'Aglio, ngày 2/3 cho biết tập đoàn này sẽ xây dựng một nhà máy điện lớn nhất thế giới chạy bằng năng lượng Mặt Trời tại Toul - Rosieres, căn cứ không quân bỏ hoang của NATO, gần thành phố Metz thuộc vùng Lorraine, miền Đông nước Pháp.
-
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gary Locke nói rằng Mỹ có thể tụt lại sau Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch nếu Quốc hội Mỹ không thông qua dự luật về năng lượng.
-
Nhiên liệu từ hydro rất có khả năng sẽ thực sự trở thành nhiên liệu của tương lai. ĐIều này nghe có vẻ quá sức tưởng tưởng; một nguyên liệu sạch, dồi dào, và lượng khí thải chỉ là nước. Tất nhiên, hầu hết hydro hiện nay được sản xuất từ khí gas tự nhiên, nhưng điều đó có thể thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, việc thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí cao của xe hydrogen đã khiến các nhà sản xuất ô tô tập trung vào các công nghệ xe sạch khác dễ tiếp cận thị trường hơn.
-
Các chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ thu giữ khí thải cácbon (CCS) Canada cho rằng trong những năm tới nước này sẽ có một nguồn thu khổng lồ nhờ xuất khẩu công nghệ CCS cho các nước trên thế giới phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường.
-
Than được đốt cháy trong môi trường khí oxy nguyên chất thay vì trong không khí. Quá trình này tạo ra dòng khí chứa 90% khí CO2 và 10% hơi nước nên có thể dễ dàng chia tách. Phương pháp này có một bất lợi duy nhất là phải dùng rất nhiều năng lượng để loại bỏ khí CO2. SCCS cho biết một công nghệ mới mang tên Đốt cháy hóa chất tuần hoàn đang được nghiên cứu. Nếu thành công, quá trình này sẽ hầu như không tạo ra khí thải, và có thể được ứng dụng để cải tiến các nhà máy điện chạy than hiện tại.
-
Kinh nghiệm từ Nhật Bản - một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho thấy, chỉ riêng việc cộng đồng ý thức tốt về việc sử dụng hiệu quả năng lượng đã giúp nước này tiết kiệm được 10% năng lượng sử dụng. Người Nhật vốn nổi tiếng về tính tuân thủ, nay điều đó trở thành một lợi thế, một xã hội mà sự hiểu biết của họ về hạn chế nhập khẩu năng lượng đã ăn sâu trong nếp sống và suy nghĩ của người dân. Sau đây, Bản tin Tiết kiệm năng lượng xin giới thiệu một số giải pháp TKNL của người Nhật.
-
Với một chai nước uống và 4 giờ hấp thụ ánh nắng mặt trời, chuyên gia hóa học Dan Nocera thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) khẳng định ông có thể sản xuất 30 kWh điện, đủ cung cấp cho một gia đình tại quốc gia đang phát triển. Với khoảng 3 gallon nước sông (khoảng 0,01 mét khối), ông có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của một ngôi nhà lớn tại Mỹ.Cơ sở cho những tuyên bố này là một chất xúc tác mới, rẻ tiền sử dụng điện mặt trời để tách nước và tạo ra hydrogen.
-
TQ đã đặt mục tiêu nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch trong tổng mức tiêu thụ năng lượng lên 15% vào năm 2020. Theo ông Li Junfeng, phó tổng giám đốc Cơ quan nghiên cứu năng lượng,(ERI) thuộc Ủy ban cải cách và phát triển nhà nước (NDRC), với mục tiêu này, TQ cần phải đạt mức 13% vào năm 2015. Ủng hộ quan điểm của Li, Wang Zhongying, một nhà nghiên cứu của ERI, cho rằng việc phát triển nguồn năng lượng mới là bắt buộc đối với TQ để có thể đạt mục tiêu về kiểm soát lượng khí thải.
-
Một loại tàu lặn hoạt động bằng bàn đạp có khả năng lặn sâu 30m đã được Công ty Marine Innovative Technologies Ltd (MIT) ở St.Petersburg, Nga, chế tạo. Tàu lặn này phần lớn được làm bằng kính acrylic đặc biệt giúp người ngồi bên trong ngắm cảnh dưới nước.
-
Bình ắc quy MetalCell được trang bị những tấm magiê bên trong. Khi cho nước muối vào, natri trong nước muối sẽ phản ứng với magiê tạo thành một lượng điện năng hạ thế có thể sạc máy tính xách tay, đèn pin, kính nhìn ban đêm
-
Với hoạt động chính là sản xuất các loại bao bì nhựa từ các màng mỏng phức hợp PP, PE, HDPE… quy trình sản xuất của nhà máy tiêu tốn chủ yếu là chi phí điện năng 97%, còn lại là nước 3% chủ yếu dùng cho sinh hoạt và tháp giải nhiệt với khoảng 1800m3/tháng. Chi phí nước năm 2008 là 102 triệu đồng. Nhà máy không sử dụng máy phát điện nên không tiêu thụ dầu. Do vậy, các biện pháp TKNL chủ yếu áp dụng cho tiêu thụ điện năng.
-
Chiếc cốc mang tên Kug do hai sinh viên Ben Millett (21 tuổi) và Alan Harrison (22 tuổi) thuộc Đại học Quốc gia mỹ thuật và thiết kế ở Dublin (Ireland) thiết kế có kiểu dáng nhỏ gọn, nhiều màu sắc, trông không khác gì chiếc cốc giữ nhiệt bình thường. Điểm đặc biệt đi kèm với cốc là hệ thống dẫn nhiệt, có thể đun sôi nước chỉ trong 90 giây.