Thứ tư, 08/01/2025 | 00:47 GMT+7
Các chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ thu giữ
khí thải cácbon (CCS)
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa đưa ra dự báo từ nay đến năm 2050 thế giới sẽ phải tiêu tốn từ 2.400 đến 3.400 tỷ USD đầu tư cho các dự án CCS.
Trong khi đó từ vài năm qua Canada đã tích cực nghiên cứu và phát triển công nghệ CCS và sẽ đầu tư nhiều tỷ USD cho các nghiên cứu này, nếu công nghệ CCS của Canada được phổ biến ra thế giới sẽ đem lại một nguồn lợi nhuận lớn.
Giám đốc điều hành IEA Nobuo Tanaka cho biết thế giới sẽ cần phải đầu tư xây dựng 100 dự án thu giữ khí thải lớn tới năm 2020, khoảng 850 dự án tới năm 2030 và 3.400 dự án tới năm 2050.
Tham vọng của IEA tới năm 2050 sẽ cắt giảm được 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của mức khí thải năm 2005, nếu công nghệ CCS được phát triển thành công và áp dụng rộng rãi sẽ giúp giảm rất nhiều chi phí cho các dự án này.
Dự kiến đến năm 2050, chi phí cho các dự án giảm khí thải sẽ
tăng 70% so với năm 2005. Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Lisa Raitt cho biết
Chính phủ
Công nghệ thu và giữ khí cácbon được đánh giá sẽ là "chìa khóa" giúp ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngờ về những hậu quả nguy hiểm có thể phát sinh từ những túi khí thải khổng lồ sẽ được giữ dưới lòng đất nếu áp dụng công nghệ này.
Ngoài ra chi phí cho nghiên cứu, phát triển và xây dựng những dự án CCS là khá lớn nên hiện chỉ có một số nước công nghiệp phát triển thực hiện dự án này.
Thúy Hằng