-
Với sự tham gia tích cực của rất nhiều Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, giai đoạn I (2006-2010), Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã thu được kết quả ban đầu rất đáng khích lệ với con số tiết kiệm được 3,2% tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia (chỉ tiêu đặt ra là tiết kiệm 3% - 5%). Tuy nhiên, để đạt mục tiêu giai đoạn 1011-2015 tiết kiệm 5% - 8%, cần sự nỗ lực của rất nhiều cơ quan, ban ngành và cả cộng đồng.
-
Là một doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng lớn, năm 2009, Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long được lựa chọn tiến hành kiểm toán năng lượng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Dưới sự hỗ trợ của nhóm kiểm toán năng lượng – Trung tâm thí nghiệm điện- Công ty điện lực I, Nhựa Thăng Long đã tìm ra 6 giải pháp tiết kiệm năng lượng với cơ hội tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng mỗi năm.
-
Với mục tiêu giúp các hộ gia đình nghèo, hộ thu nhập thấp có điều kiện tiếp cận với việc sử dụng đèn compact, xây dựng ý thức tiết kiệm điện trong tiêu dùng, giảm sức ép trong cung ứng điện... Tập đoàn Điện lực VN đã xây dựng và đưa vào thực hiện chương trình đổi một triệu bóng đèn sợi đốt bằng đèn compact cho người nghèo. Chương trình được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12/2010. Địa bàn các tỉnh miền Tây Nam bộ và Đông Nam bộ sẽ được EVN lựa chọn thực hiện.
-
Hiện tại Đức thu được 16% tổng điện năng từ gió, mặt trời và các nguồn năng luợng có thể tái tạo khác, cao hơn gấp ba lần so với cách đây 15 năm. “Việc chuyển đổi hoàn toàn sang dạng năng lượng tái tạo vào năm 2050 là khả thi nhờ vào các thành tựu kĩ thuật và sinh thái học” và “đây là một mục tiêu rất thực tế có căn cứ vào những công nghệ sẵn có, nó không phải là một chiếc bánh trên trời!”, chủ tịch Cục Môi trường Liên bang Jochen Flasbarth khẳng định.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010” mục tiêu là tiết kiệm trên 1500 TOE, thực hiện được ít nhất 35 dự án TKNL, giảm phát thải khoảng 14,6 nghìn tấn khí CO2. Kiểm toán năng lượng tại 9 đơn doanh nghiệp cho thấy tiềm năng tiết kiệm lên tới 2,1 tỷ đồng mỗi năm.
-
Cơ quan phát triển năng lượng tái sinh Ấn Độ ( Viết tắt là IREDA) là doanh nghiệp trực thuộc Chính Phủ đi tiên phong trong việc cho vay và thúc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng như năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
-
Cơ quan Môi trường Liên bang của Đức vừa cho biết nước này có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050 và trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên của thế giới từ bỏ thói quen sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện đề án thông tin đại chúng về điện hạt nhân cấp quốc gia – thì mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện; và trong tương lai, điện hạt nhân sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của quốc gia.
-
Trong một tuyên bố được Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc Xie Zhenhua đưa ra cuối tuần qua, Trung Quốc sẽ không từ bỏ bất kỳ một cố gắng nào để thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng đã được ấn định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010).
-
Thực hiện chương trình công tác năm 2010, Bộ Công Thương tổ chức tổng kết hoạt động Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 1 (2006 – 2010).
Theo đó, để ghi nhận thành tích của các đơn vị và cá nhân có đóng góp vào kết quả hoạt động của Chương trình trong giai đoạn vừa qua, Bộ Công Thương tổ chức xét khen thưởng cho các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn này.
-
Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phát triển thành công tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng mặt trời. Mặc dù đã có những chiếc ô tô nhỏ và máy bay sử dụng năng lượng mặt trời, nhưng chưa ai có thể dùng năng lượng mặt trời để vận hành một con tàu vũ trụ. Tuy nhiên, mục tiêu đó giờ đây đã nằm trong tầm tay của JAXA.
-
Trải qua giai đoạn đầu của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2006- 2010) trên cả nước đã có trên 300 doanh nghiệp tham gia KTNL, rất nhiều biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Trong 2 ngày 7-8/7/2010 tại Thành phố Hạ Long, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Sự kiện truyền thông giới thiệu các mô hình chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng khu vực các tỉnh miền Bắc”. Sự kiện góp phần phổ biến chính sách và nhân rộng các mô hình chiếu sáng công cộng hiệu suất cao, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
-
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTKHQ) là 1 trong 6 nhóm nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTK&HQ giai đoạn 2006-2015.
Đồng hành cùng kế hoạch 10 năm của Chương trình Quốc gia SDNLTK&HQ (VNEEP) không thể không kể đến 1 cái tên hết sức quen thuộc với hàng triệu gia đình trên khắp thế giới và với người tiêu dùng Việt Nam nói riêng – Đó chính là Tập đoàn Ariston Thermo Group.
-
Trong bốn năm tới NMEEE sẽ giúp Ấn Độ đạt mục tiêu giảm 98,55 triệu tấn khí thải/năm bằng cách khởi động thị trường đầu tiên về buôn bán hạn ngạch khí thải, trị giá 740 tỷ rupi (hơn 16 tỷ USD), để thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng.
-
Các yếu tố quốc tế giúp thúc đẩy hiệu suất năng lượng chủ yếu là do tiết kiệm chi phí, nền kinh tế thế giới uể oải có thể là một động lực để các công ty gặt hái những mục tiêu đơn giản, và cải thiện kết quả kinh doanh. Trong khi quản lý năng lượng là vấn đề rất quan trọng ở mọi quốc gia, trong bảng xếp hạng này, một số nền kinh tế mới nổi lại vượt xa Châu Âu và Mỹ về hiệu suất sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Công ty đặt mục tiêu đạt được hiệu suất 21,5% cho sản phẩm của mình, và hiệu suất trong phòng thí nghiệm là 23,5% trong vòng 3 năm tiến hành dự án bắt đầu từ tháng 6 năm 2010. Để đổi lấy việc nắm quyền sở hữu trí tuệ của dự án này, Trina Solar sẽ chịu toàn bộ chi phí nghiên cứu.
-
Vừa qua, trong khuôn khổ của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Công ty TNHH ABB Thụy Sỹ đã phối hợp với Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo về việc xây dựng một nhà máy thu hồi nhiệt thải trong ngành sản xuất Xi măng. Công ty ABB giới thiệu một mô hình nhà máy nhỏ tận dụng nguồn nhiệt thừa thải ra trong quá trình sản xuất xi măng. Khi lắp đặt hệ thống này trong nhà máy xi măng có thể tiết kiệm 20% chi phí điện năng hàng năm và giảm đáng kể khí CO2 thải ra ngoài môi trường.
-
Thúc đẩy sự tiến bộ của toàn bộ ngành hàng không châu Âu là mục tiêu của dự án “Clean Sky” (“Bầu trời sạch”), một dự án có kinh phí 1,6 tỉ euro, với sự tham gia của 86 đơn vị đến từ 16 nước thành viên EU. Đến năm 2020, khí thải CO2 và tiếng ồn sẽ được giảm 50%, lượng oxit nitơ sẽ giảm 80%.