-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Ngân hàng phát triển châu Á ADB bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với việc tăng gấp 6 lần công suất năng lượng mặt trời tại Châu Á – Thái Bình Dương, đạt 3,000 megawatt tới năm 2013. ADB dự định sẽ hỗ trợ 2.25 tỉ đôla cho các dự án năng lượng mặt trời và kêu gọi thêm 6.75 tỉ đôla chủ yếu từ khu vực tư nhân.
-
Với nguồn tài nguyên khá phong phú về năng lượng hoá thạch, năng lượng thiên nhiên và nguồn nước, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút đầu tư và kinh doanh hấp dẫn vào hàng đầu Châu Á của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực Điện năng bao gồm cả nhiệt điện, thuỷ điện, điện gió, điện hạt nhân hay điện thuỷ triều...Trong mười năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ xây dựng 95 nhà máy điện với tổng công suất 49.044 MW và tổng vốn đầu tư 39,58 tỷ USD,
-
Nếu muốn duy trì hướng tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và giảm thiểu phát thải các-bon, châu Á phải tăng cường phát triển năng lượng mặt trời. Đây là lời khuyến nghị của Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ông Xiaoyu Zhao, tại Lễ khai mạc Cuộc họp lần thứ ba Diễn đàn Năng lượng Mặt trời Châu Á diễn ra hồi đầu tháng 5 vừa qua.
-
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), trong 10 năm vừa qua, thiếu vốn và độ tín nhiệm thấp của nhà đầu tư tư nhân là thực trạng mà ngành năng lượng sạch Châu Á phải gánh chịu. Johanna Klein, viên chức đầu tư mảng thị trường vốn và tài chính của ADB cho biết vai trò của tổ chức này là phát hiện những trở ngại trong việc thu hút vốn và giải quyết bằng nguồn vốn của mình.
-
Sáng nay, 17/5, tại Trung tâm thông tin và phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới đã diễn ra Hội thảo quốc tế qua cầu truyền hình với các điểm cầu Bắc Kinh, Thượng Hải, Mông Cổ, Malaysia, Nhật Bản, Hà Nội và TP.HCM. Hội thảo do Trường Bồi dưỡng cán bộ - Bộ Tài chính phối hợp với Trung tâm Tài chính và Phát triển Châu Á – Thái Bình Dương phối hợp tổ chức với chủ đề “Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế xanh - Tiết kiệm năng lượng”.
-
Nga sẵn sàng gia tăng cung ứng dầu mỏ và khí đốt cho các thị trường châu Á và châu Âu để làm giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu hiện nay trên thị trường năng lượng thế giới. Thủ tướng Nga Vladimir Putin đang có chuyến thăm Đan Mạch nhấn mạnh Nga nhìn nhận những diễn biến hiện nay trên thị trường năng lượng quốc tế với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
-
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) sẽ hỗ trợ khoản vay 36.8 triệu đôla để xây dựng trang trại gió tư nhân tại Pakistan. Hãng năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Zorlu Enerji Electrik Uretim sẽ dùng khoản vay này để lắp đặt các tuabin gió tại miền Bắc tỉnh Sindh. Dự án này có tổng trị giá 147 triệu đôla, trong đó 30% giá trị tài chính do Zorlu Enerji hỗ trợ.
-
Trong năm 2010, mặc dù các khoản đầu tư để xây dựng và lắp đặt thiết bị năng lượng gió lên tới 47,3 tỷ euro, thị trường năng lượng gió toàn cầu lại lần đầu tiên suy giảm trong 20 năm. Lắp đặt mới giảm 7% so với năm 2009, chủ yếu là do tình hình kém khả quan ở thị trường Mỹ và sự chững lại ở Châu Âu.
-
Đó là kết luận trong Chỉ số thành phố xanh châu Á – một cuộc nghiên cứu do Đơn vị tình báo kinh tế (EIU) thực hiện dựa trên xếp hạng từ 22 thành phố lớn của châu Á. Theo Channel News Asia, Singapore được đánh giá rất cao trong việc đề ra các mục tiêu đầy tham vọng có lợi cho môi trường cũng như các chiến lược hữu hiệu để đạt được chúng. Đặc biệt, trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Singapore đạt được điểm tối đa.
-
Bang Guijarat, Ấn Độ đã thông qua dự án năng lượng thủy triều với quy mô thương mại đầu tiên ở Châu Á. Dự án này được tiến hành ở vịnh Gulf of Kutch. Nhà máy năng lượng thủy triều công suất 50MW sẽ được xây dựng bởi liên doanh giữa tập đoàn Atlantis Resources Corporation (Anh quốc) và tập đoàn Gujarat Power Corporation (Ấn Độ). Dự kiến nhà máy sẽ khởi công vào đầu năm 2011.
-
Bộ trưởng Narenda Modi đã cắt băng khánh thành công viên mặt trời lớn nhất châu Á, với công suất 500 MW tại làng Charanka, quận Patan. Bộ trưởng cũng bày tỏ sự tin tưởng của mình vào những lợi ích mà công viên sẽ mang lại cho khu vực này cũng như những người dân địa phương.
-
Trong hai ngày 18-19/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp với Cục Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng Công ty tổ chức sự kiện Synergy tổ chức Hội nghị điện hạt nhân châu Á lần thứ 2.
-
Các công ty điện mặt trời của Đức đã hồi phục từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về mặt lợi nhuận trong năm 2009, gây ra một cú sốc lớn trong thị trường đã được định hình. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà phân tích vẫn cho rằng nền công nghiệp này có thể bị tấn công bởi một sự kiện gây rung chuyển khác trong vòng 12 tháng tới, khi các doanh nghiệp điện mặt trời của châu Á đạt được một bước tiến mới trong hoạt động vận hành.
-
Việt Nam được xếp vào một trong những nước thành công nhất trên thế giới trong quá trình hoàn thành mục tiêu điện khí hóa nông thôn với tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện cao hơn nhiều nước đang phát triển khác ở khu vực châu Á, mang lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trên chặng đường về đích để mang ánh sáng đến với 5% hộ dân nông thôn còn lại vẫn còn nhiều thách thức.
-
Đào tạo là một trong những nội dung lớn, quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Để hoạt động đào tạo mang lại hiệu quả cao, vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Viện Bảo Tồn năng lượng quốc tế (IIEC) Châu Á phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp Việt Nam.
-
Tuần trước, tập đoàn kiểm toán hàng đầu Ernst & Young đã đưa ra bản báo cáo khẳng định vị thế dẫn đầu của Châu Á trong lĩnh vực năng lượng xanh. Tác giả bản báo cáo viết: “Một thế giới mới đang nổi lên trong vấn đề năng lượng sạch với Trung Quốc là vị thủ lĩnh chắc chắn trên thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu”.
-
Ngân hàng phát triển Châu Á( ADB) cho biết nguồn quỹ tổ chức này lập ra để phát triển các dự án năng lượng mặt trời công suất lớn sẽ giúp gia tăng lượng năng lượng tái tạo lên mức 3GW vào giữa năm 2013 ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương.
-
Tập đoàn lọc hóa dầu lớn nhất châu Á China Petrochemical Corp. (Sinopec) của Trung Quốc vừa nhất trí mua lại chi nhánh dầu khí tại Argentina của đối tác Mỹ Occidental Petroleum, với giá 2,45 tỷ USD. Thương vụ này là bằng chứng mới nhất cho thấy “cơn khát” những tài sản trong lĩnh vực năng lượng của nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới còn chưa được giải tỏa.
-
Theo báo New York Times, tại châu Âu và Mỹ, than dường như đã qua thời hoàng kim khi sản lượng tiêu thụ giảm mạnh từ 5 năm trước, một phần do suy thoái kinh tế, một phần do những quy định khắc khe của luật môi trường, cũng như phụ thuộc vào khí tự nhiên và năng lượng tái tạo. Trong khi đó, tại các cảng biển ở Mỹ, Canada, Australia, Indonesia, Colombia và Nam Phi, tàu xếp hàng “ăn” than để đưa sang châu Á gần như làm việc liên tục.