Thứ bảy, 23/11/2024 | 09:13 GMT+7

Châu Á đi đầu trong phát triển năng lượng gió

16/02/2011

Trong năm 2010, mặc dù các khoản đầu tư để xây dựng và lắp đặt thiết bị năng lượng gió lên tới 47,3 tỷ euro, thị trường năng lượng gió toàn cầu lại lần đầu tiên suy giảm trong 20 năm. Lắp đặt mới giảm 7% so với năm 2009, chủ yếu là do tình hình kém khả quan ở thị trường Mỹ và sự chững lại ở Châu Âu.

Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho biết: năm 2010, công suất năng lượng gió toàn cầu đã tăng 35,8 GW, tăng 22,5% so với năm 2009 , nâng tổng công suất lên mức 194,4 GW, trong đó dẫn đầu là châu Á.


Trong năm 2010, mặc dù các khoản đầu tư để xây dựng và lắp đặt thiết bị năng lượng gió lên tới 47,3 tỷ euro, thị trường năng lượng gió toàn cầu lại lần đầu tiên suy giảm trong 20 năm. Lắp đặt mới giảm 7% so với năm 2009, chủ yếu là do tình hình kém khả quan ở thị trường Mỹ và sự chững lại ở Châu Âu.


Không giống như các năm trước, năm 2010, hơn một nửa hệ thống được lắp đặt nằm ngoài những thị trường truyền thống như Châu Âu và Bắc Mỹ.


Châu Á chiếm 19 GW trong tổng số hệ thống năng lượng gió mới, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc, với 16,5 GW.


windpower.jpg


Ông Li Junfeng, Tổng thư ký của Hiệp hội Ngành năng lượng tái tạo Trung Quốc (CREIA) phát biểu: “Trung Quốc hiện có 42,3 GW năng lượng gió và đã vượt qua Mỹ về tổng công suất lắp đặt. Điều này giúp Trung Quốc có thể tiến tới đạt công suất 200GW vào năm 2020, đồng thời, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất thiết bị năng lượng gió lớn nhất thế giới”.


Các nước đang phát triển khác cũng đang tăng công suất năng lượng gió. Ấn Độ tăng 2,1 GW, Brazil tăng 326 MW và Mexico đã lắp đặt 316MW.


Ông Steve Sawyer, tổng thư ký của GWEC nói: “ Năng lượng gió đang phát triển nhanh chóng vượt ra ngoài những thị trường truyền thống là các nước giàu - một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ tính cạnh tranh ngày trong ngành càng tăng. Đây là một xu hướng mà chúng tôi đang mong đợi để thấy ngành này phát triển hơn nữa trong tương lai, không chỉ ở châu Á mà còn ở Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil và Mexico, cũng như ở vùng Bắc Phi và vùng Hạ Sahara.


Trong khi đó, ở Mỹ việc lắp đặt năng lượng gió giảm một nửa từ 10GW năm 2009 xuống chỉ còn hơn 5 GW vào năm 2010.


Bà Denise Bode, CEO của Hiệp hội Năng lượng Gió Hoa Kỳ nói: “Ngành năng lượng gió của chúng ta tiếp tục phải trải qua một thời kỳ suy giảm nghiêm trọng vì thiếu những chính sách liên bang dài hạn và có thể dự đoán trước. Điều này hoàn toàn trái ngược với những ưu đãi thường xuyên dành cho nhiên liệu hóa thạch trong hơn 90 năm qua”.


Ở châu Âu, công suất năng lượng gió mới lắp đặt cũng giảm 7,5% xuống còn 9,9 GW. Tuy nhiên, năng lượng gió ngoài khơi tăng 50% ở các nước như Anh, Đan Mạch và Bỉ. Thị trường châu Âu cũng khả quan hơn nhờ sự phát triển mới ở các nước Đông Âu, dẫn đầu là Romani, Bungari và Ba Lan.


Ông Sawyer kết luận: “Năm 2010 là một năm khó khăn với hầu hết các ngành, và năng lượng gió không phải là một ngoại lệ. Năm 2011 hứa hẹn sẽ tiến triển tốt hơn. Nhu cầu đã phục hồi trở lại trong nửa sau năm 2010 và đầu tư trong ngành vẫn tiếp tục tăng”.


Kim Anh (theo renewableenergyfocus.com)