-
Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng tái tạo Iberdrola (Tây Ban Nha) cho biết Iberdrola SA sẽ tiến hành xây dựng công viên điện gió lớn nhất thế giới đầu tiên trên đất liền ở Romani với công suất 600 MW.
-
UBND tỉnh Bình Thuận vừa cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện gió đảo Phú Quý tại xã Long Hải và xã Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý.
-
Châu Phi có nguồn năng lượng gió rất lớn. Tuy nhiên, vì đa phần các nước thuộc lục địa đen chậm trễ đề ra một khung quy định phù hợp để phát triển loại năng lượng này, nên châu Phi đã quá chậm chân trong việc xây dựng các nhà máy điện gió.
-
Người Úc đang lên kế hoạch xây dựng một cánh đồng khai thác điện gió cực lớn. Khu vực được lựa chọn là phía nam Hemisphere, cách Melbourne 260 km về phía tây.
-
Lần đầu tiên tỉnh Bạc Liêu có một dự án xây dựng quy mô lớn với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Dự án này cung cấp trên 300 triệu KW điện mỗi năm.
-
Công ty năng lượng AGL Energy của Úc và Công ty năng lượng tái tạo Meridian Energy của New Zealand sẽ xây dựng nhà máy điện gió lớn nhất Nam bán cầu. Theo tuyên bố của đại diện AGL Energy hôm 12.8, nhà máy này 900 triệu USD này dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2013.
-
Năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời được đánh giá là nguồn năng lượng tích cực góp phần giảm gánh nặng về năng lượng trong bối cảnh các nguồn năng lượng truyền thống đang ngày cạn kiệt. Tuy Việt Nam đã sớm tiếp cận với việc khai thác tận dụng năng lượng tái tạo song cho đến nay các nguồn năng lượng này vẫn còn khá xa lạ. Nguyên nhân chính được nêu ra là vướng mắc về giá.
-
Điện gió hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cho đến thời điểm này, tỉnh Bình Thuận là địa phương có dự án (DA) điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Trong đó, 4 DA đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 5 DA đã hoàn thành báo cáo đầu tư; số còn lại đang được khảo sát và lập báo cáo đầu tư. Tại đảo Phú Quý, nơi cách bờ biển Phan Thiết 58 hải lý cũng có một DA điện gió. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, Công ty điện lực dầu khí VN hiện đang khảo sát địa điểm tại hai xã Ngũ Phụng và Long Hải để đặt 3 trụ tua-bin. Toàn bộ DA có tổng vốn đầu tư 352,48 tỉ đồng. Nếu DA hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện hơn 25 triệu kWh/năm, đáp ứng cơ bản nguồn năng lượng cho đảo Phú Quý.
-
Theo Bộ Công Thương, hiện trạng ứng dụng phong điện (điện gió) – một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở Việt Nam, hiện mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbine nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.
-
Một công viên điện gió lớn nhất châu Phi trị giá 250 triệu euro đã được vua Morocco Mohammed VI khánh thành tại thành phố Melloussa. Công viên này có công suất 140 megawatt và bao gồm 165 máy phát điện bằng sức gió. Nó được xây dựng bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng đầu tư châu Âu (80 triêu euro) và các ngân hàng như Intituto Credito Official của Tây Ban Nha (100 triệu euro), Kreditanstalt fur Wiederaufbau (50 triệu euro) và Cơ quan quốc gia về nước của Morocco (20 triệu euro).
-
Những nhà máy điện khai thác sức gió bay lơ lửng trên không đã từng là giấc mơ, nhưng năm 2010, giấc mơ đã thành sự thực với mẫu máy bay mang tuabin và động cơ tạo ra điện trên trời.
-
GS. TS. Lê Danh Liên, Trung tâm nghiên cứu Năng lượng mới, Trường ĐHBK Hà Nội cho biết “Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Gió ở Việt Nam có hai mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc và gió Đông Nam với tốc độ gió trung bình ở vùng ven biển từ 4,5 đến 6 m/s. Tại các đảo xa tốc độ gió tới 6 đến 8m/s. Như vậy tuy không cao bằng tốc độ gió ở các nước Bắc Âu ở vĩ độ cao nhưng cũng đủ lớn để sử dụng động cơ gió có hiệu quả.”.
-
Nhà thiết kế người Pháp, Philippe Starck, người nổi tiếng với những mẫu thiết kế nội thất sang trọng và hiện đại vừa giới thiệu mẫu tuốc-bin phát điện gió mới.
-
Cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành một khung pháp lý với cơ chế đặc thù cho phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ở Việt Nam.
-
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã và đang tìm cách tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có điện gió. Đây là một lĩnh vực không còn mới nhưng những khó khăn và rủi ro trong đầu tư vẫn luôn là rào cản lớn đối với sự phát triển nguồn năng lượng sạch này. Ở Việt Nam, Báo cáo phân tích rủi ro (PTRR) đã được nghiên cứu và ứng dụng, báo cáo PTRR được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sinh lời của một dự án trạm điện gió được đề xuất ở Việt Nam.
-
Bang Texas của Mỹ ngày càng phụ thuộc nhiều vào nguồn điện gió, nên việc mất điện lưới trên qui mô rộng hầu như không thể tránh khỏi. Vào cuối giờ chiều ngày thứ ba 26/2/2008, Hội đồng Độ tin cậy cung cấp điện bang Texas (Electric Reliability Council of Texas – ERCOT) buộc phải cắt điện một số hộ tiêu thụ lớn ở khu vực Houston sau khi mất 1.400 MW công suất điện gió trong vòng ba tiếng đồng hồ trước đó.
-
Cho đến tận cuối những năm 1990, nhiều người vẫn cho rằng giá thành (bao gồm giá lắp đặt và vận hành) của các trạm điện gió khá cao. Nhưng ngày nay, định kiến này đang được nhìn nhận và đánh giá lại, đặc biệt khi quan niệm giá thành không chỉ bao gồm chi phí kinh tế mà còn gồm cả những chi phí ngoài như:
-
Quạt chạy bằng điện gió mặt trời được phát triển tại Viện Finnish Meteorological hai năm trước đây đã nhanh chóng tiến từ phát minh đến ứng dụng. Sức đẩy của động cơ điện gió mặt trời có thể có một tác động lớn đến nghiên cứu vũ trụ và du hành không gian trong hệ mặt trời.
-
(BCN)- Trong thời gian từ 11 đến 15/9/2006, tại Hà Nội, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công nghiệp đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn Tiết kiệm năng lượng tổ chức khóa đào tạo về phát triển các dự án điện gió, thuộc dự án “Xây dựng năng lực cho các nhà phát triển dự án, nhà cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và các nhà quy hoạch của Chính phủ về thực hiện các hoạt động chuẩn bị để phát triển các dự án điện gió ở Việt Nam và Philippines có kế thừa các tiêu chuẩn Châu Âu và Quốc tế”, do liên minh Châu Âu tài trợ.