-
Trong số 429 doanh nghiệp được khảo sát tại TP Hồ Chí Minh, tỉ lệ doanh nghiệp đạt mức tiên tiến chỉ chiếm 1% nhưng tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá ở mức yếu là 51%.
-
Vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là việc huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiết kiệm năng lượng.
-
Đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng là những lĩnh vực Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
-
Nhiều ngành và doanh nghiệp (DN) vẫn chưa xem việc dán nhãn năng lượng là một lợi thế cạnh tranh, chưa quyết tâm trong đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
-
Với việc sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm, cộng với đổi mới công nghệ sản xuất nên những năm gần đây Công ty may Hòa Thọ - Điện Bàn (Quảng Nam) luôn đi đầu trong việc thực hiện chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.
-
Ngày 14-11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo "Đổi mới công nghệ ngành năng lượng: phần mềm giải pháp, quy trình và kinh nghiệm" do Công ty 3DEXPERIENCE thuộc tập đoàn Dassault Systèmes phối hợp cùng UBIFRANCE (cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế cho các doanh nghiệp Pháp) tại Việt Nam tổ chức.
-
Ðể chủ động đối phó giá điện, xăng dầu và giá than tăng, nhiều doanh nghiệp xi-măng đã 'tự cứu lấy mình' bằng việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng công suất lên từ 1,5 đến 2 triệu tấn/năm. Hiện nay một số nhà máy xi-măng phía nam đã áp dụng công nghệ thu nhiệt thừa để tái sản xuất xi-măng, giảm bình quân từ 25 đến 30 kWh điện/tấn (một tấn xi-măng tiêu hao từ 95 đến 100 kWh).
-
Công ty TNHH Tân Thế Kỷ - Hà Nội) đã đầu tư kinh phí để thay đổi công nghệ nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu. Bà Nguyễn Thanh Giang phó Giám đốc công ty cho biết: "Công ty đã đầu tư hơn 100 triệu USD nhập thiết bị hiện đại, tiết kiệm điện. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến cho hay, đối phó với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, công ty vừa đầu tư một dây chuyền hiện đại trên để hạn chế tiêu hao năng lượng, cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu.
-
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực chính là cơ sở pháp lý tạo cú hích cho các doanh nghiệp tích cực thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại, tiêu hao ít năng lượng. Bên cạnh đó, nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ buộc các doanh nghiệp phải chấp hành.
-
Hai doanh nghiệp đầu tiên đã được vay vốn nhằm đổi mới công nghệ, TKNL với số tiền lên tới 4 triệu USD trong khuôn khổ dự án tín dụng xanh, ký kết giữa Techcombank và Công ty Tài chính quốc tế (IFC). Dự án tín dụng xanh đã mở ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trước bài toán tìm nguồn vốn nhằm đổi mới công nghệ TKNL hướng đến SXSH, nhất là khi Luật Sử dụng năng lượng TK & HQ sắp có hiệu lực.
-
Nhằm đổi mới công nghệ, tăng cường sử dụng thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong sản xuất xi măng, từ ngày 22 đến 23 tháng 9 năm 2010, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Công ty Polysius AG (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Công nghệ mới, thiết bị hiện đại, hiệu quả và TKNL trong sản xuất xi măng”.
-
Bắt đầu từ năm nay, với tiêu chí đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay theo các điều kiện tín dụng được duyệt và thời gian lắp đặt trang thiết bị không quá 2 năm (tính từ năm 2010), các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo sẽ được cho vay tối đa 85% tổng mức đầu tư với mức vay tối thiểu dự kiến khoảng 1 triệu USD với thời gian vay tối đa 20 năm và 5 năm ân hạn.
-
Nhằm cung cấp các tri thức hiện đại và các giải pháp toàn diện, những kinh nghiệm về bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp đồng thời trong khuôn khổ đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố”, vừa qua Sở KH-CN TPHCM cùng Hội Cơ khí TPHCM tổ chức Hội thảo “Bảo trì hiện đại - Trung tâm lợi nhuận của doanh nghiệp”. Theo PGS-TS Phạm Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TPHCM, bảo trì là một sự đầu tư kinh tế làm tăng năng suất, chất lượng, lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp.
-
Để nâng cao hiệu quả của sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp, Dự thảo Luật Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả đã đề xuất áp dụng một số chính sách ưu đãi như miễn, giảm thuế, hỗ trợ đầu tư… và cho phép các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng do các doanh nghiệp thực hiện được vay vốn ưu đãi từ các Ngân hàng Phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc hỗ trợ, Quỹ môi trường… Ông Nguyễn Đình Hiệp, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Báo Người đại biểu nhân dân Thứ bảy.