Thứ sáu, 29/03/2024 | 02:49 GMT+7

EU dự định dán nhãn năng lượng cho TV

05/10/2010

Sau tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát, ngày 28 tháng 9 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã đưa ra kế hoạch dán nhãn năng lượng trên TV. Với nhãn này, người tiêu dùng sẽ biết được lượng tiêu thụ năng lượng của từng thiết bị. Cùng với việc niêm yết giá của các loại TV, nhãn năng lượng cũng sẽ xuất hiện một cách rõ ràng trên bề mặt các sản phẩm và quảng cáo. Điều luật này nhằm cắt giảm phát thải CO2 và tiết kiệm năng lượng hơn nữa.

Sau tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát, ngày 28 tháng 9 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã đưa ra kế hoạch dán nhãn năng lượng trên TV. Với nhãn này, người tiêu dùng sẽ biết được lượng tiêu thụ năng lượng của từng thiết bị.

 

Nếu nhận được sự đồng tình của các bang thành viên và Nghị Viện Châu Âu, thì đây sẽ là lần đầu tiên các công ty sản xuất TV phải khai báo về mức độ sử dụng năng lượng của các sản phẩm theo thang từ A đến G.

 

Cùng với việc niêm yết giá của các loại TV, nhãn năng lượng cũng sẽ xuất hiện một cách rõ ràng trên bề mặt các sản phẩm và quảng cáo. Điều luật này nhằm cắt giảm phát thải CO2 và tiết kiệm năng lượng hơn nữa.


 energy label.jpg


Trong bài phát biểu của mình, Ủy viên hội đồng năng lượng Gunther Oettinger nói: “Nhãn năng lượng đưa các sản phẩm phát triển theo hướng tiết kiệm năng lượng, đóng góp mạnh mẽ cho mục tiêu tiết kiệm, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tăng sức cạnh tranh. Cùng lúc đó lại có thể tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng”.

 

Theo ước tính của Ủy ban, so với 1 chiếc TV ở hạng D, một chiếc TV xếp hạng A có thể tiết kiệm dc 35 Euro chi phí năng lượng mỗi năm. Phát ngôn viên Hội đồng cho biết “Một sản phẩn tiết kiệm năng lượng có thể đắt hơn chút ít, nhưng lại tiết kiệm tiền được lâu dài”.

 

Sẽ tiếp tục có những kế hoạch xa hơn nữa cho những sản phẩm đã được dán nhãn từ năm 1992 như tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát, khi mà 90% các sản phẩm đồ gia dụng được bán trên thị trường EU hiện nay đã được xếp ở mức tốt nhất. Cách đây 18 năm trước, con số sản phẩm loại này chỉ đạt 2%.

 

EU còn muốn mở rộng thang A – G với 3 mức : A+, A++, A+++ dành cho các sản phẩm trên cả loại A và đổi màu nhãn loại A từ xanh sang vàng.

 

Các sản phẩm loại A chỉ sử dụng khoảng 50% điện năng so với các sản phẩm loại C và 65% so với sản phẩm loại D. Mức tiêu thụ năng lượng của các sản phẩm trên loại A sẽ còn giảm thêm 30% nữa. Tuy vậy, cho tới thời điểm này, chưa có loại TV nào xứng đáng được xếp cao hơn hạng A.

 

Theo một quan chức EU, nhãn năng lượng không chỉ là một “công cụ đầy quyền lực” đối với sự minh bạch của thị trường, mà với các công ty cùng những hoạt động marketing của mình, nó còn trở thành động lực kinh doanh mạnh mẽ, giúp họ cải tiến và cho ra mắt những sản phẩm mới.

 

Cũng theo lời chuyên gia này, đã có một số sản phẩm đồ gia dụng đạt A+++ song đều chưa được giới thiệu trên thị trường vì vẫn chưa được phép dán nhãn cho mức tiêu thụ năng lượng này.

 

Mặc dù Ủy ban Châu Âu đã hứa kế hoạch dán nhãn năng lượng sẽ không làm ảnh hưởng đến giá cả, song nếu giá của những sản phẩm hạng nhất tăng lên thì cũng sẽ mất khoảng 5 năm để có một sản phẩm mới, đủ sức cạnh tranh ra đời và kéo mức giá hạ xuống.

 

Nếu các bang thành viên và Nghị viện không phản đối thì kế hoạch này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm tới. Các nhà sản xuất có thể tự nguyện dán nhãn năng lượng ngay sau khi luật có hiệu lực, và sẽ chính thức bắt buộc dán trên tất cả các sản phẩm một năm sau đó.

 

Lê My (theo euobserver.com)