Chủ nhật, 22/12/2024 | 13:11 GMT+7
Ông Ben Warren, trưởng nhóm cố vấn cơ sở hạ tầng năng lượng và môi trường của Ernst &Young cho biết : “Sự hỗ trợ mạnh mẽ và cương quyết của chính phủ cho loại năng lượng có thể tái tạo được đã tạo thêm động lực để Trung Quốc nhanh chóng vươn lên dành ngôi đầu bảng. Thêm vào đó, cam kết chắc chắn từ nền công nghiệp và toàn bộ cán cân tài nguyên thiên nhiên đã chứng minh vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng các điểm đầu tư năng lượng tái tạo được là hoàn toàn xứng đáng”.
Ví dụ, Quốc hội đã không thể thiết lập tiêu chuẩn năng lượng tái tạo quốc gia bởi nó đòi hỏi phải có các dịch vụ công để thu được số phần trăm điện năng nhất định từ nguồn phát không carbon.
Thêm nữa, chương trình trợ cấp thuế quốc gia nhằm hỗ trợ các công trình sử dụng cột thu năng lượng mặt trời đã quá hạn từ cuối năm, trong khi đó pháp chế giúp gia hạn thêm cho những khuyến khích phát triển theo hướng này vẫn còn yếu.
Ngược lại, theo nghiên cứu của Ernst & Young, “Trung Quốc hướng đến mục tiêu đạt được năng suất 300 GW năng lượng hydro, 70GW năng lượng hạt nhân, 100GW năng lượng gió, 20GW năng lượng mặt trời tới năm 2020”.
Những báo cáo của Trung tâm thông tin năng lượng Mỹ đã cho thấy cái nhìn toàn cảnh về sự mất cân bằng trong giao thương công nghiệp xanh giữa hai quốc gia. Theo số liệu từ năm 2008, cũng là số liệu mới nhất được công bố, mô đun năng lượng mặt trời của Mỹ xuất sang Trung Quốc chỉ chiếm chưa tới 1%, trong khi mô đun quang điện có lớp chắn của Trung Quốc xuất sang Mỹ đạt gần 23%.
Từ đó, mức độ nhập khẩu hàng Trung Quốc cũng bắt đầu tăng lên rõ rệt. Ví dụ, theo công ty tư vấn Blooberg New Energy Finance, cuối năm 2009, riêng tại California, các công ty Trung Quốc đã cung cấp khoảng một nửa thị trường năng lượng mặt trời.