Thứ sáu, 22/11/2024 | 22:44 GMT+7

Liệu có tồn tại điện “miễn phí”?

13/06/2010

Khi thanh toán hóa đơn tiền điện, chúng ta không chỉ phải trả tiền cho chi phí vận hành của các tuabin gió hay các trạm điện nguyên tử mà còn hơn thế nữa. Tiền thuê điện kế, chi phí sử dụng mạng lưới điện, thuế giá trị gia tăng, thuế điện, cộng với tiền trả thêm cho các nguồn năng lượng sạch khiến cho cái giá cuối cùng có thể gấp đôi chi phí sản xuất điện.

Khi thanh toán hóa đơn tiền điện, chúng ta không chỉ phải trả tiền cho chi phí vận hành của các tuabin gió  hay các trạm điện nguyên tử mà còn hơn thế  nữa. Tiền thuê điện kế, chi phí sử dụng mạng lưới điện, thuế giá trị gia tăng, thuế điện, cộng với tiền trả thêm cho các nguồn năng lượng sạch khiến cho cái giá cuối cùng có thể gấp đôi chi phí sản xuất điện.

 

Vậy, liệu  điện “miễn phí” có thể tồn tại trên thị trường năng lượng đang ngày càng trở nên năng động hơn?

 

Câu trả  lời là Có – thực sự có một loại  điện mà các nhà vận hành lưới điện lại chịu chi phí để chúng được tiêu dùng. Trung tâm trao đổi năng lượng châu Âu (EEX) tại Leipzig đã biến điều này thành sự thật. Trong năm vừa qua, sự dư thừa điện trong ngắn hạn đã đẩy giá điện xuống rất thấp.


09 Germany PylonsMAIN.jpg


Do thiếu các cơ chế kiểm soát phản hồi, các trạm điện sử dụng than và năng lượng nguyên tử đã trải qua những thời kỳ mà cung vượt quá cầu và các điều kiện thời tiết lại rất thuận lợi cho sản xuất năng lượng gió.

 

Tuy nhiên, do mạng lưới điện không thể lưu trữ điện, lượng điện dư thừa này vẫn phải được tiêu dùng để đảm bào sự vận hành ổn định của cả hệ thống. Kết quả là các nhà  vận hành lưới điện đã đóng góp 13Euro trên 1 kWh để khuyến khích các tập đoàn công nghiệp lớn sử dụng lượng điện thừa.

 

Giá  điện âm là dấu hiệu cho một thị  trường đang vận hành đúng hướng

 

Người hưởng lợi thực sự  trong hoàn cảnh này là các nhà  vận hành các trạm điện sử dụng máy bơm mà  phần lớn nằm ở Áo. Với lượng điện “miễn phí”, họ có thể bơm nước vào các hồ chứa, rồi sau đó sử dụng chúng cho các tuabin của mình vào thời điểm nhu cầu tăng và giá điện lên cao.

 

Bất chấp thực tế là những người tiêu dùng điện của  Đức phải chịu toàn bộ chi phí, điện miễn phí  hoàn toàn không phải hiện tượng đáng lo ngại. Kurt Rohrig, thuộc Học viện công nghệ năng lượng gió và hệ thống điện – trụ sở tại Kassel, nói: “Giá điện âm là hệ quả tất yếu từ sự vận hành của thị trường.”


 2758874861_47b7f9e3ee.jpg


Trước một thực tế là từ những tháng đầu năm nay, năng lượng gió và năng lượng mặt trời đang ngày càng được buôn bán thường xuyên hơn ở  Trung tâm trao đổi năng lượng tại Leipzig, những thời kỳ mà giá điện bị âm sẽ xuất hiện nhiều hơn trong năm 2010 – một dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy các đường dây điện hiện tại không còn đủ sức đáp ứng các nhu cầu ngày một tăng.

 

Để giá  điện không còn bị âm, mạng lưới điện phải được mở rộng ra ngoài lãnh thổ các nước châu Âu. Nói cách khác, những đường dây điện dài hơn sẽ khiến mọi chuyện dễ dàng hơn trong việc cân bằng sự dư thừa điện ở một nước với sự thiếu hụt điện tương ứng ở một nước khác.

 

Sẽ cần thêm 42000 km đường dây  điện vào năm 2020

 

Việc mở  rộng mạng lưới đường dây điện ở châu  Âu đã bắt đầu được tiến hành, ít nhất là  trên giấy tờ. Kurt Rohrig cho biết, theo Mạng lưới vận hành hệ thống truyền dẫn điện châu Âu (ENTSOE), đến năm 2020, sẽ cần thêm 42.000 km đường dây điện.

Mạng lưới điện được nâng cấp, cùng với hệ thống kiểm soát các thiết bị phát điện và tiêu thụ  điện hiệu quả hơn, sẽ là chìa khóa dẫn  đến một thị trường điện tự do hơn với những mức giá điện công bằng nhất.

 

Minh Đức (theo energy-daily.com)