Thứ bảy, 23/11/2024 | 09:37 GMT+7

Thế tam quốc năng lượng mới: Mỹ, EU, Nhật

02/06/2010

Mỹ, EU, Nhật lần lượt tập trung mục tiêu vào năng lượng mới, một mặt là kế sách đối phó với khủng hoảng, nhưng mặt khác họ đã nhìn thấy thời cơ trong khủng hoảng. Một câu nói của Obama đã nói ra vấn đề: “Ai nắm được năng lượng tái sinh, người đó sẽ lãnh đạo thế kỷ 21”.

Đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, Tổng thống Mỹ, Obama đã đề xuất “Chính sách năng lượng mới”, trong đó phương án phục hưng kinh tế có tới trên một nửa liên quan tới ngành công nghiệp năng lượng mới. Liên minh châu Âu (EU) cũng không chịu nhường, đưa ra chính sách năng lượng mới của mình. Trong kế hoạch cứu vãn thị trường mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra, tăng cường xây dựng nguồn năng lượng mới và thị trường kỹ thuật tiết kiệm năng lượng cũng là trọng điểm.

Mỹ mời chuyên gia làm bộ trưởng

Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch trong 10 năm tới tài trợ 150 tỉ USD cho chính sách năng lượng mới, sạch, bớt phụ thuộc vào dầu mỏ. Theo chính sách này, đến trước năm 2015 sẽ đưa vào sử dụng 1 triệu xe hơi chạy bằng điện, đến năm 2012, 10% nguồn điện ở Mỹ có tới 10% đến từ năng lượng tái sinh.

ph_three_mile_island500.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama có kế hoạch trong 10 năm tới tài trợ 150 tỉ USD cho chính sách năng lượng mới

Chính sách năng lượng mới của Obama đã ngày một rõ nét. Ông mời người đoạt giải Nobel làm bộ trưởng Năng lượng. Đây là lần đầu tiên bộ này có một chuyên gia làm bộ trưởng. Ngoài ra Mỹ còn thúc đẩy phát triển đa nguyên hoá năng lượng mới. Hiện nay trong lượng phát điện của Mỹ có chưa tới 3% năng lượng tái sinh. Bộ trưởng năng lượng của Mỹ cho biết năng lượng gió góp phần quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu trước năm 2012, có 10% lượng phát điện là do năng lượng tái sinh đóng góp. Vì vậy, trong kế hoạch phục hồi kinh tế, bộ Năng lượng sẽ chi 93 triệu USD cho phát triển năng lượng gió. Chính phủ cũng sẽ chi 467 triệu USD cho phát triển, sử dụng điện mặt trời, năng lượng địa nhiệt.., chi 790 triệu USD cho nghiên cứu phát triển nhiên liệu sinh vật tiên tiến.

EU đầu tư sáng suốt

EU là nơi tiêu dùng năng lượng lớn thứ hai trên thế giới, vì vậy EU là khu vực sùng bái nhất năng lượng tái sinh. Trong gói 200 tỉ euro, EU dùng để phục hồi kinh tế công bố tháng 11 năm ngoái, lĩnh vực năng lượng mới được coi là khu vực ưu tiên. Trong kế hoạch phát triển năng lưọng tái sinh được đưa ra hồi tháng 4 năm nay đã quy định rõ tỷ lệ năng lượng tái sinh phải đạt mục tiêu chiếm tới 20% tổng năng lượng tiêu hao trong thời gian ngắn nhất. Năm 2007 lượng điện bằng sức gió mới chiếm gần 4% tổng lượng điện, nhưng đến năm 2014 con số này ở hầu hết các nước trong EU sẽ đạt trên 10%.

Tháng 10.2008, EU có kế hoạch trong khoảng sáu năm sẽ đầu tư gần 1 tỉ euro để nghiên cứu các loại pin và năng lượng Hydro, mục tiêu là đến trước năm 2020, các loại này pin sẽ được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Anh cam kết đến năm 2020, chí ít Anh sẽ giảm 20% khí thải. Điện từ sức gió đến năm 2020 sẽ đáp ứng 30% nhu cầu về điện. Ngoài ra, Anh còn phát điện bằng thuỷ triều.

Tổng thống Pháp Nicholas Sakozy năm ngoái đã tuyên bố đầu tư 400 triệu euro dùng cho việc nghiên cứu và phát triển xe hơi dùng năng lượng sạch.

Nhật Bản coi trọng phát triển năng lượng mặt trời

Kế hoạch 15.400 tỉ yen cứu thị trường của Chính phủ Aso là kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn nhất của Nhật Bản từ xưa tới nay. Trong kế hoạch này có 1.600 tỉ yen được dùng cho việc mở rộng hơn nữa các hạng mục năng lượng mới như mặt trời.

powerplant1.jpgNhật có

Kế hoạch đến năm 2030 lượng phát điện bằng ánh sáng mặt trời đạt 53 triệu Kw, gấp 40 lần sản lượng điện hiện nay.

Kể từ năm 1980 khi Nhật Bản xây dựng quốc sách lập quốc nhờ khoa học kỹ thuật đến nay, về mặt năng lượng bao giờ họ cũng đi hai chân, một chân ra sức khai thác kỹ thuật năng lượng mới tức “kế hoạch ánh sáng mặt trời”, còn chân kia tiết kiệm năng lượng tức “kế hoạch ánh sáng mặt trăng”.

Sau đó họ có thêm “kế hoạch ánh sáng mặt trời mới”(1994 – 2030), yêu cầu đến năm 2010 lượng cung ứng năng lượng tái sinh và lượng tiết kiệm năng lượng bình thường phải chiếm 10% tổng năng lượng tiêu dùng, và đến năm 2030 phải là 30%. Nhờ kế hoạch này, kỹ thuật phát điện bằng ánh sáng mặt trời, địa nhiệt của Nhật Bản đều đứng hàng đầu thế giới. Nhật có kế hoạch đến năm 2030 lượng phát điện bằng ánh sáng mặt trời đạt 53 triệu Kw, gấp 40 lần sản lượng điện hiện nay.

Ngoài việc coi trọng phát triển điện bằng ánh sáng mặt trời ra, Nhật Bản cũng rất coi trọng và ủng hộ phát triển và mở rộng kỹ thuật pin nhiên liệu cũng như loại pin nhiên liệu bằng các chất oxy hoá thể rắn.

Hoàng Anh (ST)