Thứ bảy, 23/11/2024 | 10:30 GMT+7
Đó là một tòa cao ốc ở Trung Quốc, một cây cầu ở
Cao ốc văn phòng sử dụng năng lượng mặt trời
Cao ốc được xây dựng ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, tây bắc Trung Quốc. Tòa nhà rộng 75.000m2 được thiết kế dạng cấu trúc đồng hồ mặt trời và đáp ứng yêu cầu sử dụng năng lượng tái sử dụng để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Tòa nhà cung cấp không gian cho các trung tâm triển lãm, khu vực nghiên cứu, trung tâm hội họp và huấn luyện và một khách sạn.
Cấu trúc được đặt tên là "Án Nhật Nguyệt" và mặt tiền có màu trắng tượng trưng cho năng lượng sạch. Cấu trúc bên ngoài chỉ sử dụng 1% thép cho thiết kế tổ chim và các hệ thống cách nhiệt cho tường và mái giảm được 30% năng lượng hơn cả tiêu chuẩn quốc gia về tiết kiệm năng lượng.
Cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời
Cầu đi bộ Kurilpa bắc ngang con sông Brisbane trị giá trên 63 triệu USD và dự kiến cho khoảng 36.500 khách bộ hành sử dụng trong một tuần đã được khánh thành ở Trung tâm Thương mại và Tài chính của thành phố Brisbane (Australia). Hơn 1.050 người được huy động để xây dựng chiếc cầu đi bộ sử dụng năng lượng mặt trời, dài 470m được coi là lớn nhất thế giới này.
Cầu sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED được lập trình để tạo ra một loạt các hiệu ứng ánh sáng khác nhau. Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng sử dụng 84 panel mặt trời phát điện với công suất khoảng 100KW/giờ mỗi ngày và trung bình 38MW/giờ mỗi năm. Lượng điện thừa có được từ các panel mặt trời sẽ được chuyển sang cho mạng lưới điện quốc gia (hệ thống đèn LED chỉ sử dụng 75% điện năng mặt trời).
Tàu thủy năng lượng mặt trời
PlanetSolar là chiếc tàu nhiều thân được ủy thác xây dựng bởi
nhà đầu tư Đức Immo Stroeher. Chiếc tàu được đóng tại một xưởng đóng tàu ở
Các panel mặt trời có khả năng sản xuất ra 1.000 watt điện mỗi ngày. Lượng điện thừa ra sẽ được trữ trong những bình điện giúp chiếc tàu nặng 58 tấn này tiếp tục hành trình mà không cần ánh nắng mặt trời trong vòng 3 ngày. Tàu chạy với tốc độ khoảng 18km/giờ.
Hệ thống âm thanh sử dụng năng lượng mặt trời
Hệ thống audio loa phóng thanh này được xây dựng trong Sân vận động quốc gia ở thành phố cảng Cao Hùng, Đài Loan, có khả năng phát ra âm thanh cực lớn 105 db phục vụ cho 40.000 khán giả. Sân vận động siêu hiện đại trị giá 5 tỉ USD có phần mái cực rộng 14.155m2 lắp đặt 8.844 panel mặt trời và tạo ra điện năng 1,14 triệu KW/giờ mỗi năm giúp giảm bớt 660 tấn khí thải carbon dioxide vào bầu khí quyển trong một năm. Điện mặt trời được sử dụng cho hệ thống audio khổng lồ.
Công trình được thiết kế bởi nhà xây dựng nổi tiếng của Nhật Bản Toyo Ito. Toàn bộ hệ thống audio bao gồm 60 dàn loa Apogee Sound AE-7SX chịu được thời tiết xấu, phục vụ cho việc truyền thông tin đến khu vực khán đài; 12 bộ loa Apogeee Sound ALA-5WSX phục vụ khu vực đấu giải; 2 bộ loa Apogee Sound AFI-205 và 2 bộ AFI-Point dành cho Phòng Kiểm soát và theo dõi.
Nhà máy Tháp năng lượng mặt trời
Abengoa, một công ty của Tây Ban Nha, đã phát triển một tòa
tháp cao 54 tầng gần thành phố
Được gọi là "Nhà máy PS20", công trình có toàn bộ hệ thống kính định nhật chiếm diện tích tổng cộng 155.000m2. Mỗi kính định nhật hấp thu ánh nắng mặt trời suốt ngày và tập trung bức xạ vào bể chứa đặt ở nóc của tòa tháp cao 161,48m. Bể chứa sau đó sẽ biến 92% năng lượng mặt trời nhận được thành luồng hơi nước dẫn xuống một turbine nằm dưới chân tòa tháp để tạo ra điện. PS20 có khả năng sản xuất 20 MW điện năng đủ cung cấp nhu cầu sử dụng điện của 10.000 hộ dân.
Dự án năng lượng mặt trời trên sa mạc
Lợi dụng đặc tính của sa mạc
Khác với những nhà máy điện mặt trời khác, nhà máy khổng lồ này sẽ được phân tán ra khắp các quốc gia ổn định về chính trị ở khu vực Bắc Phi. Sản lượng điện sau đó sẽ được vận chuyển qua Địa Trung Hải đến châu Âu để cung cấp cho 15% nhu cầu sử dụng điện của lục địa này.
Dự án trị giá hơn 500 tỉ USD dự kiến sẽ cần 10 đến 15 năm để xây dựng. Nếu thành công, dự án sẽ giúp cho nhiều quốc gia trên thế giới kết thúc sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống nấu ăn sử dụng năng lượng mặt trời
Trong nỗ lực ngăn chặn khí thải gây ô nhiễm môi trường của
thế giới, Ấn Độ đang phát triển dự án hệ thống phục vụ nấu ăn được sử dụng bằng
năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Dự án được xây dựng ở Shirdi, bang
Hệ thống này trị giá khoảng 280.000USD có nhiệm vụ biến nước thành 3.500kg hơi nước mỗi ngày và sau đó được dùng để nấu nướng phục vụ cho khoảng 20.000 khách hành hương đến lăng thánh Sai Baba mỗi ngày và giúp tiết kiệm được khoảng 100.000kg gas mỗi năm. Nhà nước sẽ chi trả 43% trong tổng kinh phí xây dựng hệ thống.
Theo CAND