Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00 GMT+7

Giải pháp sử dụng điện hiệu quả

08/05/2010

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, để cải thiện nguồn, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội, nâng tính cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần tính đến việc phát triển nguồn năng lượng hạt nhân, tăng cường hợp tác đầu tư nhà nước-tư nhân trong lĩnh vực phát triển nguồn điện.

Lũy kế điện sản xuất và mua của nước ta năm sau luôn tăng hơn năm trước. Trong đó, tỷ trọng điện mua ngoài là xấp xỉ 16 tỷ Kwh, tăng 22,19% so với cùng kỳ năm trước.

 

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc công ty điện lực TP Hà Nội, nhu cầu điện hiện nay của VN khoảng 13.000 MW, nhưng EVN mới cung cấp được gần 12.000 MW, thiếu khoảng hơn 1.000 MW. Trước mắt,  để giải quyết bức xức thiếu điện trong mùa hạn hán, EVN đã phải nhập khẩu từ Trung Quốc là hơn 400 MW chủ yếu là thủy điện nhỏ.


Các nhà máy điện hiện nay đang gặp khó khăn do nhiên liệu đầu vào bao gồm than, dầu, khí đang dần cạn kiệt trong khi giá cả nhiên liệu nhập khẩu tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng trong khi đó giá bán điện không đổi. Ở nhiều quốc gia phát triển, nguồn điện khai thác từ điện hạt nhân, sinh khối, gió, mặt trời, địa nhiệt, sóng biển... đã được tận dụng song ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm.

 

images309372_l2a.jpg


Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, để cải thiện nguồn, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội, nâng tính cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần tính đến việc phát triển nguồn năng lượng hạt nhân, tăng cường hợp tác đầu tư nhà nước-tư nhân trong lĩnh vực phát triển nguồn điện.


Tuy nhiên, quan trọng nhất lúc này chúng ta cần xây dựng các giải pháp cụ thể bao gồm xây dựng một khung pháp lý phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và điều kiện Việt, xây dựng một cơ chế hỗ trợ đối với các dự án, hỗ trợ về giá điện, xây dựng cơ chế giá minh bạch, đẩy mạnh tiến độ xây dựng thị trường điện để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực...Đặc biệt, thực hiện tiết kiệm điện rộng khắp trong mọi ngành nghề, mọi tầng lớp phải được ưu tiên, tuyên truyền hàng đầu.

 

Trước mắt, để giải quyết thiếu điện trong mùa khô 2010, ông Nguyễn Tuấn Anh đưa ra một số biện pháp cụ thể sau.

 

Đối với  động cơ truyền động


Không để động cơ chạy không tải quá lâu, chạy vượt quá công suất cần thiết hay chạy non tải trong thời gian dài. Nên sử dụng động cơ, cơ cấu truyền động có khả năng thay đổi tốc độ cho các hệ thống tải biến đổi. Tốt nhất nên sử dụng động cơ hiệu suất cao cho các bộ phận mang tải nặng trong thời gian dài.

 

Đối với hệ thống nén khí

 

Hợp lý hoá hệ thống ống dẫn, giảm tỉ lệ rò khí, định kỳ thử áp không tải, nén khí ở mức áp suất thấp nhất vừa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng, không để sụt áp quá lớn trong hệ thống phân phối khí, thu hồi nhiệt khí nén tại vị trí có thể.

 

Đối với nhà máy sản xuất làm lạnh

 

Tránh làm tắc luồng khí trong và xung quanh bộ tản nhiệt, giảm thiểu tắc nghẽn tại mạch làm phía sơ cấp và thứ cấp. Bảo dưỡng lớp cách nhiệt đúng tiêu chuẩn, giảm tối đa thời gian vận hành, tránh vận hành trong điều kiện non tải, giữ tải làm mát ở mức tối thiểu... Đảm bảo hệ thống không rò rỉ tối ưu hoá nhiệt độ của nước đá được làm lạnh, cách ly các thiết bị không sử dụng. Cách nhiệt hệ thống phân phối với tiêu chuẩn cao.

 

Trong gia đình

 

Chọn các thiết bị điện đúng công suất, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đối với các thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng như bóng đèn sợi đốt, bếp điện trở nên thay thế bằng những thiết bị tiết kiệm như bóng compact, bóng đèn huỳnh quang, bếp lò viba, bếp từ. Hạn chế dùng thiết bị đồ điện quá cũ, không nhất thiết dùng ổn áp hay biến áp trong gia đình vì những thiết bị này cũng tiêu tốn lượng điện năng đáng kể.

 

Tủ lạnh: Hạn chế mở khi không cần thiết vì khi mở nhiều tủ lạnh sẽ cần nhiều năng lượng hơn. Không xếp thực phẩm quá dầy, quá đầy, giữa các đồ vật phải có kẽ hở để tạo đối lưu không khí trong tủ, không để tủ lạnh gần nguồn nhiệt.

 

Máy điều hoà nhiệt độ: Chỉ nên duy trì điều hoà làm việc ở mức từ 25oC trở lên. Cần đóng kín của đừng để các khe cửa gây thoát nhiệt ra ngoài... Khi không sử dụng điều hoà nhớ tắt nguồn điện.

 

Quạt: Sử dụng quạt chỉnh số càng nhanh thì tiêu thụ càng nhiều.

 

Máy tính: Hãy tắt máy tính nếu không sử dụng trong vòng 15 phút. Chọn chế độ tiết kiệm điện năng để đỡ tốn điện vừa bảo vệ máy tính.

 

Bàn là: Không nên là quần áo khi đang ướt. Không là quần áp trong phòng bật điều hoà.


Máy giặt: Chỉ nên sử dụng máy giặt khi có đủ quần áo phù hợp với công suất định mức để hạn chế số lần hoạt động của máy.

 

Lò vi sóng: Không dùng lò vi sóng trong phòng có bật điều hoà, không nên đặt gần các đồ điện khác vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng của đồ điện khác.


Máy bơm: Nhớ vặn chặt các van nước vì để nó rò rỉ sẽ làm máy bơm hoạt động gây tốn điện.

 

Tivi: Không để chế độ màn hình quá sáng, tắt máy bằng nút tắt ấn tay ở máy, dùng tivi có kích cỡ phù hợp với nhà của mình, chỉnh độ sáng và tương phản ở mức vừa phải.


Máy hút bụi: Trước mỗi lần  hút bụi, cần kiểm tra giữ sạch túi bụi, nếu túi bụi chứa đầy bụi sẽ làm giảm lực hụt khiến điện năng tiêu thụ nhiều hơn. Không nên hút bụi ở những nơi ẩm ướt.

 

Bình đun nước nóng: Nên chọn bình có thể tích và công suất phù hợp. Khi sử dụng bình đun nước luôn phải đầy nước, đặt bình ở độ cao không nên quá 2m so với vòi xả để tránh thất thoát nhiệt theo đường ống. Sử dụng những thiết bị dùng năng lượng mặt trời để đun nước nóng.

 

Trần Liễu