Thứ ba, 31/12/2024 | 00:19 GMT+7

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toà nhà – công sở

27/11/2007

Xã hội phát triển đi đôi với sự gia tăng nhu cầu về tiện ích cuộc sống. Sống và làm việc trong môi trường hiện đại, đầy đủ tiện nghi, thoải mái là điều kiện cần và đủ mà mọi người mong muốn có được. Chính vì vậy, ngày nay các toà nhà công sở cũng như các cao ốc ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống cũng nhu môi trường làm việc của con người.

Bên cạnh sự tiện nghi, thoải mái, vấn đề lớn đặt ra cho chúng ta là chi phí năng lượng phải trả cũng ngày một tăng. Ở góc độ khác, khi chúng ta sử dụng nhiều năng lượng thì lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường cũng gia tăng cao dẫn tới tác hại đến môi trường. Vì vậy, để đảm bảo tiện nghi trong quá trình làm việc nhưng với chi phí năng lượng ở mức thấp nhất và hạn chế tối đa các tác động đến môi trường, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các toà nhà là rất cần thiết.

Trong một toà nhà, các thành phần sử dụng năng lượng bao gồm hệ thống điều hoà không khí, hệ thong chiếu sáng, hệ thống thiết bị văn phòng, hệ thống thang máy, và các thiết bị phụ trợ khác như bơm nước, thông gió….Tỷ lệ sử dụng năng lượng của các thành phần trên so với tổng năng lượng sử dụng cho toàn toà nhà sẽ khác nhau đối với mỗi loại toà nhà. Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu sử dụng năng lượng điện của một toà nhà bao gồm: 40-60% năng lượng tiêu tốn cho hệ thống điều hoà không khí, hệ thong chiếu sang chiếm khoảng 15-20%, các thiết bị văn phòng chiếm 10-15%, phần còn lại dành cho các thiết bị phụ trợ khác.

Do vậy, điều chúng ta cần quan tâm là làm sao để giảm tiêu thụ năng lượng của các thành phần chính này mà vẫn đảm bảo tiện nghi sử dụng nnưg lượng trong toà nhà. Sổ tay này sẽ giới thiệu một số các giải pháp tiết kiệm năng lượng dành cho hệ thong điều hoà không khí, hệ thống chiếu sáng và các thiết bị văn phòng.

Hệ thống điều hoà không khí

Trong suốt vòng đời tồn tại của một máy lạnh, chi phí dành đầu tư ban đầu chỉ chiếm khaỏng 4-10% tổng chi phí, chi phí bảo trì, bảo dưỡng chiếm 1-2%, 90-95% còn lại là chi phí tiêu hao điện năng. Vì vậy, để có thể tiết kiệm đưwcj khỏng chi phí lớn nhất này thì phải quan tâm đến hệ thống máy điều hoà không khí ngay từ khi bắt đầu dự định sưửdụng nó, có nghĩa là từ giai đoạn thiết kế phòng ốc, mua sắm thiết bị và sau đó là suốt quá trình sử dụng và bảo trì hệ thống.

  1. Giai đoạn thiết kế không gian dự định sử dụng điều hoà không khí (ĐHKK):

    Đây là giai đoạn quan trọng vì công suất máy ĐHKK phụ thuộc vào phụ tải nhiệt của không gian ĐHKK, phụ tải này gồm các thành phần đóng góp vào như: bức xạ nhiệt mặt trời xâm nhập vào không gian qua cửa sổ, vách và mái, các thiết bị văn phòng sử dụng bên trong, số lượng người sử dụng và tính chất công việc.

    Trong các yếu tố này chỉ có yếu tố bức xạ nhiệt mặt trời xâm nhập vào toà nhà là có thể chủ động điều chỉnh được ngay khi xây dựng toà nhà. Một số lời khuyên trong giai đoạn này như sau:

      1. a.       Giảm bức xạ nhiệt mặt trời qua cửa sổ:

        Tránh ánh nắng mặt trời chiếu nắng trực tiếp vào các cửa kính nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính.

        Cần trành mở cửa sổ ở trực diện hướng Đông và đặc biệt là hướng Tây. Diện tích cửa sổ cần ở mức vừa phải, tỷ lệ diện tích cửa sổ/ diện tích vách phải bé hơn 25% đối với hướng Đông và Tây, và tỷ lệ này bé hơn 30% đối với hướng Nam và Bắc.

        Trong trường hợp sử dụng cửa sổ, đặc biệt ở các hướng đông và Tây, cần có biện pháp chống nắng. Các giải pháp chống nắng có thể được sử dụng là: sử dụng các dạng ô-văng, các lam che nắng; sử dụng các màn che (màn che có thể đặt trong hay ngoài nhưng đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng các màn che năng đặt bên ngoài và trong cả hai trường hợp nên sử dụng màn che có màu sáng).

        b.      Giảm nhiệt mặt trời qua vách và mái:

        Đối với các vách hướng đông và Tây, nên sử dụng vật liệu xây dựng có hệ số truyền nhiệt thấp hoặc có một lớp cách nhiệt cho vách; các toà nhà với kiêu xây dựng có hành lang bên ngoài xẽ giúp trành việc xâm nhập nhiệt này.

        Các vách cần sơn màu sáng.

        Mái nhà nên sử dụng mái đôi. Trong trường hợp những toà nhà có thẻ ứng dụng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời thì vừa có thể thu nhân năng lượng bức xạ mặt trời cho việc đun nóng nước sinh hoạt vừa giúp hạn chế rất lớn lượng nhiệt bức xạ truyền xuống mái nhà; các hồ bơi được bố trí trên phân sân thượng cũng giúp giảm nhiệt bức xạ xâm nhập mái. Các loại mái được làm bằng tôn cần có giải pháp chống xâm nhập nhiệt như sử dụng them lớp cách nhiệt lót dưới mái. Mái màu sậm, tôn lâu ngày bị oxy hoá chuyển sang màu sậm đều lam tăng khả năng hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời.

        Khoảng không gian giữa mái cần được thông thoáng, đặc biệt đối với loại mái tôn.

        Xung quanh toà nhà cần có nhiều cây xanh.

        1. Giai đoạn quyết định đầu tư máy ĐHKK

        Nên chọn mua máy mới, lựa chọn loại có chỉ số hiệu suất lạnh COP = 2-3 (chỉ số này có thể đọc được ở catalo hay trên nhãn xuất xứ của các loại máy ĐHKK). Việc lựa chọn máy có hiệu suất cao (chỉ số COP cao) sẽ giúp tiết kiệm ngay 20-30% điện năng tiêu thụ so với máy cũ có hiệu suất thấp.

        Ngoài các loại máy ĐHKK thông thường có hiệu suất cao, khi đầu tư máy có thể lựa chọn loại máy hiện đại với máy nén được điều khiển bằng biến tần (công suất máy lạnh được điều khiển thay đổi thông minh theo số lượng nười, kích thước phòng, nhiệt độ, môi trường bên ngoài,…), có cảm biến phát hiện người và có lập trình theo thời gian. Sử dụng loại máy ĐHKK này có thể tiết kiệm từ 20-30% năng lượng tiêu thụ só với sư dụng loại máy ĐHKK loại thông thường không có biến tần.

        1. Giai đoạn lắp đặt máy ĐHKK

        Không nên:

        Không nên lắp dàn nóng máy lạnh trên mái nhà có phủ lớp chông thấm sậm mày hoặc bề mặt có quét hắc ín hay xi măng.

        Dàn nóng không lắp ở ngay luồng gió mạnh vì quạt làm mát dàn nóng phải chống lại luồng gió nên nó sẽ không hoạt động hiệu quả

        Dàn nóng không lắp ở nơi không thể leo lên được vì sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh.

        Không đặt dàn nóng gần mặt đất vì sẽ làm dàn nóng nhanh bám bụi.

        Không đặt dàn nóng nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp. Đặc biệt các dàn nóng đặt trên vách hướng Đông và Tây cần phải được che chắn trành ánh nắng chiếu trực tiếp

        Không nên đặt dàn nóng quá xa dàn lạnh (chiều dài ống dẫn tác nhân lạnh nên để dưới 15m)

        Nên:

        Nên lắp dàn nóng ở nơi có nhiều bóng mát và thông thoáng, gần khu vực có cây cối.

        Dàn nóng nên lắp trên cao và có mái che.

        1. Quá trình sử dụng ĐHKK

        Không nên:

        Tránh cài đặt nhiệt độ máy ĐHKK

        Nên thay thế ngay các cửa kính bị nứt, hở.

        Cửa ra vào nên sử dụng loại cửa tự động đóng.

        Nên sử dụng quạt chắn gió trong trường hợp không gian DHKK thường xuyên mở.

        Nên đóng các cửa giữa không gian có và không có điều hoà không khí

        Dùng cảm biến ở cửa sổ để điều khiển máy ĐHKK

        Nếu là thông gió cơ học, hãy tính toán mức thông gió so với phụ tải nhiệu của phòng: lưu lượng thông gió cần thiết khoảng 25-30m3/h/người.

        điều khiển hoặc bỏ thông gió cơ học trong các sảnh hoặc hành lang,…

        Lắp đặt các rơle thời gian trong các không gian không thường xuyên sử dụng ĐHKK (khu vực tiếp tân,…)

        1. Quá trình bảo trì máy ĐHKK:

        Nên vệ sinh máy ĐHKK thường xuyên (vệ sinh bộ lọc của dàn lạnh mỗi tháng, vệ sinh dàn lạnh 3tháng/lần và 6tháng/lần đối với dần nóng) vì nếu dàn nóng bị bám bẩn sẽ làm cản trở sự giải nhiệt và dàn lạnh bị bám bẩn sẽ giảm hiệu quả làm lạnh và làm giảm hiệu suất của máy.

        Khi bộ lọc dàn lạnh bẩn có thể giảm 30-40% hiệu suất máy ĐHKK

        Nếu không bảo trì tốt máy ĐHKK thì tuổi thọ máy sẽ giảm khoảng 50% so với máy được bảo trì tốt.

        Văn phòng TKNL - Bộ Công Thương