Thứ bảy, 21/12/2024 | 22:13 GMT+7

"Tòa nhà xanh" - hướng tới xây dựng thành phố thông minh

02/10/2013

Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, vấn đề giảm thiểu chi phí vận hành tòa nhà được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, vấn đề giảm thiểu chi phí vận hành tòa nhà được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Giải pháp căn cơ chính là việc áp dụng công nghệ thông minh vào công tác quản trị nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng của hệ thống cơ - điện toà nhà, tiết kiệm năng lượng đồng thời giúp xanh hoá môi trường. Ở cấp độ cao hơn là kết nối - quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả cho khu đô thị hay thành phố thông minh trong tương lai.

Toà nhà “lọt top” lãng phí điện

Theo kết quả khảo sát gần đây của Bộ Xây dựng và trung tâm tiết kiệm năng lượng (TKNL) Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đối với trụ sở cơ quan hành chính, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng là điều hòa không khí chiếm trên 70% tổng năng lượng; đèn chiếu sáng chiếm 10%; các thiết bị khác như máy móc văn phòng, thang máy, máy bơm nước chiếm khoảng 20%. Có thể thấy, một trong những nguyên nhân của tình trạng lãng phí hiện nay ở các tòa nhà là do việc lắp đặt hệ thống điều hòa không khí không phù hợp, không bảo dưỡng định kỳ; lớp vỏ công trình có thiết kế và vật liệu không đảm bảo yêu cầu tiết kiệm năng lượng…
671723753_seoul1_500x250.jpg

Cũng theo thống kê trên, tổng năng lượng tiêu thụ cho các công trình xây dựng chiếm từ 40-70% năng lượng cung cấp cho đô thị, trong đó các công trình tòa nhà cao tầng như: khách sạn, tòa nhà thương mại… tiêu thụ từ 35-40%. Toà nhà cũng là một trong các đối tượng tiêu thụ năng lượng trọng điểm quốc gia theo QĐ 1294/QĐ-TT của Thủ Tướng Chính Phủ bên cạnh các công ty, nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp, vận tải.

Giải pháp “Xanh hoá” toà nhà, góp phần “Xanh hóa” đô thị

Hiện tại vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt chưa có một quy chuẩn quốc gia để đo lường cụ thể khái niệm “Tòa nhà xanh”. Tại nhiều nước phát triển như Mỹ hay châu Âu có quy định rõ ràng về các chỉ số tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà, và từ đó xác định ra những yếu tố lãng phí cần giảm thiểu. Đơn cử như trụ sở chính với tên gọi “Le Hive” (Tổ ong) của tập đoàn Schneider Electric nằm ​​ở Rueil-Malmaison (Pháp) được quản lý trong khuôn khổ nguyên tắc sử dụng nhiệt năng của Pháp RT2000, bên cạnh tiêu chuẩn RT2005. Khi sử dụng các giải pháp của Schneider Electric, lượng điện tiêu thụ trung bình hàng năm của tòa nhà tính theo m² đã giảm từ 150 kWh trong năm 2009, xuống còn 110 kWh trong năm 2010, và tiếp đó là 78 kWh trong năm 2012, đạt mức giảm 47%, vượt qua chỉ tiêu kế hoạch xây dựng năm 2020.

Tại Việt Nam, một toà nhà để đáp ứng tiêu chí “Xanh” thì theo ông Đồng Mai Lâm – Phó Tổng Giám đốc kinh doanh, phụ trách Nhóm giải pháp Toà nhà, Schneider Electric Việt Nam và Campuchia, nhất định cần trang bị hệ thống vận hành toà nhà thông minh, tiết kiệm. “Hệ thống vận hành toà nhà (BMS) hay ở cấp độ cao hơn là hệ thống vận hành tòa nhà thông minh (iBMS) giúp đánh giá mức độ tiêu thụ điện năng khi vận hành, kết nối và đồng bộ hoá các modules trong toà nhà trên cùng một hệ thống, từ đó giúp chủ đầu tư hoặc đơn vị quản trị dễ dàng vận hành, lập kế hoạch khai thác và tiết giảm lượng điện năng lãng phí của Toà nhà theo từng thời điểm, và suốt vòng đời của công trình” – ông Lâm chia sẻ.

Gần đây nhất Schneider Electric đã giới thiệu tại thị trường Việt Nam giải pháp quản lý toà nhà thông minh (iBMS) với tên gọi SmartStruxure. Giải pháp này giúp tích hợp toàn bộ hệ thống cơ - điện của tòa nhà, giúp chủ đầu tư hoặc đội ngũ quản trị chủ động trong công tác khai thác vận hành hiệu quả, tiết giảm lượng điện năng lãng phí đồng thời giảm chi phí vận hành.

Trong chuỗi hoạt động phổ biến kiến thức về quản lý năng lượng đến cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, Schneider Electric Việt Nam sẽ tổ chức Triển lãm và Hội thảo Quốc tế với tên gọi “Trải nghiệm Năng lượng Xanh và Hiệu quả” (Xperience Efficiency 2013) tại Dinh Thống Nhất vào ngày 25-26/10/2013. Tại đây Schneider Electric Việt Nam cùng các đối tác công nghệ chiến lược sẽ chia sẻ mô hình thành phố thông minh từ góc độ kết nối và quản lý năng lượng, thông qua các giải pháp toàn diện và tối ưu về năng lượng, tự động hóa, quản lý cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo cũng như các mô hình triển khai đúng đắn, phù hợp cho khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các cá thể, giúp họ vượt qua bài toán khó khăn về quản lý và tiêu thụ điện.

Thúy Hằng