Thứ sáu, 27/12/2024 | 17:11 GMT+7

Giờ Trái Đất bắt đầu như thế nào?

08/02/2012

Chính thức khởi động từ năm 2007 tại thành phố Sydney, chiến dịch tắt đèn định kỳ hàng năm đã lớn mạnh trở thành một hành động về môi trường có quy mô lớn nhất thế giới, quy tụ 135 quốc gia và lãnh thổ trên khắp các châu lục cùng nhau tham gia.

Chính thức khởi động từ năm 2007 tại thành phố Sydney, chiến dịch tắt đèn định kỳ hàng năm đã lớn mạnh trở thành một hành động về môi trường có quy mô lớn nhất thế giới, quy tụ 135 quốc gia và lãnh thổ trên khắp các châu lục cùng nhau tham gia.

fad54330e_canhan1.png


2004

•    WWF Úc bắt đầu tìm kiếm các phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền sau khi đối diện với hàng loạt các dữ liệu khoa học về hiện tượng này.

•    WWF Úc đã thảo luận với công ty quảng cáo Leo Burnett Sydney về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Úc về vấn đề biến đổi khí hậu.

2005

•    Chiến dịch dựa trên nền tảng hy vọng rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với tương lai của trái đất nơi chúng ta đang sinh sống.

•    WWF Úc và Leo Burnett Sydney bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở qui mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng Tắt Lớn”.

2006

•    Leo Burnett được giao một nhiệm vụ khó khăn: đặt tên cho chiến dịch, tên gọi đó không chỉ đại diện cho hành động tắt đèn đơn thuần - từ đó tên Giờ Trái Đất ra đời. Tên gọi Giờ Trái Đất cho phép chiến dịch mở rộng từ mục tiêu kêu gọi mọi người tắt đèn và các thiết bị sử dụng điện sang mục tiêu có tính bền vững, lâu dài hơn.

•    WWF Úc và Leo Burnett Sydney trình bày ý tưởng và đề nghị Fairfax Media ủng hộ về sự kiện Giờ Trái Đất với và họ đã đồng ý.

•    Chiến dịch nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trưởng thành phố Sydney - bà Clover Moore.
•    Phim tài liệu “Sự thật bất tiện” của Al Gore được trình chiếu khiến người dân trên toàn thế giới chú ý đến vấn đề Biến đổi khí hậu.

•    Báo cáo của Stern được công bố vào tháng 10, bản báo cáo này đề cập đến tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của trái đất đối với kinh tế thế giới. Điều đáng lưu ý là lời cảnh báo từ các nhà kinh tế học chứ không phải từ các nhà khoa học. Bản báo cáo nhằm chuyển đến các nhà lãnh đạo toàn cầu về chi phí phải bỏ ra nếu chúng ta tiếp tục làm ngơ trước mối đe dọa của hiện tượng biến đổi khí hậu.

2007

•    Buổi khai mạc Giờ Trái Đất được tổ chức tại Sydney Úc từ 19h30 đến 20h30 ngày 31 Tháng 3 với sự tham gia của 2,2 triệu người dân ở Sydney và 2,100 doanh nghiệp.

•    Ủy ban Liên Minh Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu đưa ra báo cáo nhấn mạnh các rủi ro khi nhiệt độ tăng, và những giải pháp cấp bách môi trường.

•    Tháng Tư năm 2007, Chiến dịch Giờ Trái đất ban đầu chỉ nằm trong kế hoạch trong phạm vi quốc gia Úc nhưng sau đó sự kiện thu hút sự quan tâm của thế giới và các nước bắt đầu đăng ký tham gia vào chiến dịch Giờ Trái Đất cho những năm sau.

2008

•    Giờ trái đất được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới từ 20h đến 21h. Dự kiến có khoảng hơn 50 triệu người tham gia sự kiện này, nhưng con số này có thể đạt đến 100 triệu người.

•    Ngày 28 tháng 3 năm 2009, Giờ Trái Đất được tổ chức vào thứ Bảy ngày 28 tháng 3 từ 20h30 đến 21h30. Hàng trăm triệu người tại hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới đã tắt ánh sáng điện trong vòng một giờ đồng hồ, tạo ra sứ mệnh hành động rõ rệt về biến đổi khí hậu một cách hiệu quả, khởi động cho cuộc bầu chọn cho trái đất lần thứ nhất.

2009

•    Tháng 7 năm 2009, Chiến dịch Bầu chọn Trái Đất của Giờ Trái Đất đã sử dụng biểu tượng Bầu chọn Trái đất nhằm kêu gọi người dân trên toàn thế giới thể hiện sự quan tâm (hoặc bầu chọn) của mình đối với hành tinh này trước hiện tượng trái đất nóng lên

•    Tháng 11 năm 2009, Chiến dịch Bầu chọn trái đất của Giờ Trái đất đã chọn Khối cầu Tập thể, một quả cầu bằng bạc bên trong chứa đĩa cứng 350 gigabyte với đoạn phim, hình ảnh và tài liệu với đại diện sự bầu chọn trái đất của hàng trăm triệu người trên thế giới, nhằm kêu gọi mọi người cùng nhau ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu. Đại diện cho tiếng nói của người dân trên thế giới, Khối cầu Tập thể được chuyển từ Sydney tới Copenhagen bởi những người bảo vệ danh dự, từ những cựu nguyên thủ quốc gia tới các ngôi sao nhạc rock.

•    Tháng 12 năm 2009, Nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được đưa lên một cấp độ chưa từng thấy trong lich sử, khi cuộc họp của 192 quốc gia tại hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp Quốc diễn ra tại Copenhaghen, Đan Mạch. Chiến dịch Bầu chọn trái đất lên đến cực điểm vào ngày 16 tháng 12 với sự kiện Giờ Trái Đất ở Copenhaghen. Khối cầu Tập thể được giao cho Phó tổng Thư ký Liên Hợp Quốc – Vijay Nambiar để gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới. Khối cầu Tập thể được đặt ở giữa sân khấu cùng với Tổng thư ký LHQ ông Ban Ki moon, ở phía trước tổng thổng Mỹ, Barack Obama, Thủ tướng Đan mạch Lars Løkke Rasmussen,Connie Hedegaard chủ tịch hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu và hơn 100 lãnh đạo của các quốc gia.

2011

•    Ngày 26 tháng 3 năm 2011 Hàng trăm triệu người, doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới đoàn kết mỗi năm để hỗ trợ các sự kiện môi trường lớn nhất trong lịch sử - Giờ Trái đất.

Hơn 5.200 thành phố và thị trấn tại 135 quốc gia trên toàn thế giới tắt đèn trong Giờ Trái đất 2011 một mình, gửi một thông điệp mạnh mẽ cho hành động về biến đổi khí hậu. Nó cũng mở ra một kỷ nguyên mới với các thành viên sẽ Ngoài Giờ cam kết hành động lâu dài cho hành tinh. Không nghi ngờ gì nữa, nó hiển thị như thế nào những điều tuyệt vời có thể đạt được khi mọi người đến với nhau vì một nguyên nhân chung.

Năm nay

•    Trong năm 2012, Giờ Trái đất nhìn thấy hàng trăm hàng triệu người trên 135 quốc gia chuyển đổi cho một giờ. Nhưng nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của một cái gì đó mới - Ngoài Giờ để cam kết hành động lâu dài về biến đổi khí hậu. Và với sức mạnh của mạng xã hội đằng sau thông điệp Giờ Trái đất, chúng ta hy vọng sẽ thu hút sự tham gia nhiều hơn để chúng ta có thể xây dựng một cộng đồng toàn cầu thực sự cam kết tạo ra một hành tinh bền vững hơn.

Hùng Linh