Thứ tư, 09/10/2024 | 14:55 GMT+7
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cho biết đất nước này có nguồn năng lượng gió dồi dào, với khả năng phát triển cả ở trên biển lẫn ở trên đất liền. Điều này sẽ giúp cho ngành năng lượng gió Trung Quốc tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, sau 4 năm (tính đến hết năm 2009) tăng trưởng ở mức 3 con số, ngành năng lượng gió của Trung Quốc trong tương lai sẽ chỉ tăng ở mức 2 con số. Đó là dự báo của Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng gió Trung Quốc (CWEA) Shi Pengfei. Ông Shi nói: “Xu hướng tăng trưởng chậm lại chính là do mô hình phát triển ngành năng lượng sức gió của Trung Quốc”.
Theo số liệu của CWEA, các tua bin phát điện bằng sức gió được lắp đặt trong năm 2010 đã nâng tổng công suất phong điện của Trung Quốc tăng 73,3% so với năm 2009. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà sản xuất điện từ sức gió lớn nhất thế giới năm 2010.
Khác với các nước châu Âu, nơi mà tiêu thụ năng lượng gió ở ngay chính các thị
trường địa phương, năng lượng gió của Trung Quốc lại chủ yếu được sản xuất ở
các khu vực miền Bắc và miền Tây với nguồn năng lượng gió dồi dào nhưng nhu cầu
sử dụng lại thấp hơn do kinh tế ít phát triển. Do đó Trung Quốc cần cấp bách
xây dựng hệ thống truyền dẫn điện nhằm đưa điện năng được sản xuất tại đây đến
người tiêu dùng ở khu vực miền Trung và miền Đông Trung Quốc.
Công ty State Grid Corporation (SGC) lớn nhất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng để
phù hợp với Kế hoạch Phát triển Năng lượng Tái tạo trung hạn và dài hạn, trong
khi đó các công ty năng lượng thuộc nhà nước sở hữu đẩy nhanh tốc độ xây dựng
các trang trại phong điện để đáp ứng những chỉ tiêu nhà nước quy định đối với
việc sản xuất năng lượng tái tạo. Các nhà đầu tư tư nhân giàu có cũng đang đổ
tiền và lực vào việc xây dựng các quạt gió mới với hy vọng đầu tư của mình sẽ
mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ khi ngành năng lượng gió của Trung Quốc tiếp
tục phát triển.
Theo Kế hoạch Phát triển Năng lượng Tái tạo trung hạn và dài hạn, Trung Quốc
đáng lẽ phải tăng thêm 5 tỷ GW năng lượng gió bằng việc xây dựng các tuabin mới
trong năm 2010. Tuy nhiên, việc mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp này
đã tăng công suất của Trung Quốc năm 2009 thêm 13 tỷ GW, đưa tổng công suất
năng lượng gió lên đến 25 tỷ GW, vượt xa hơn so với dự đoán.
SGC đang cố gắng mở rộng khả năng cung cấp nguồn điện dôi dư cho các khu vực khác
bằng việc xây dựng một chuỗi các đường truyền điện áp cao thế đường dài (EHV).
SGC cho biết đã hoàn thành nghiên cứu việc vận chuyển năng lượng gió đến 8 cơ sở
điện công suất 10 tỷ GW với các đường truyền EHV hiệu quả hơn. SGC cho biết
thêm 1.000 đường truyền mới có thể truyền tải điện với khoảng cách trên 1.500
km, và trong tương lai gần các đường truyền tiên tiến hơn sẽ có thể truyền tải
điện trong khoảng cách 3.000 km hoặc hơn nữa.
Liu Zhenya, tổng giám đốc SGC, thông báo rằng công ty của ông sẽ đầu tư 500 tỷ
nhân dân tệ (75,8 tỷ USD) trong 5 năm tới để xây dựng một hệ thống điện năng
“thông minh” mới sẽ thể hiện đặc trưng của 3 đường truyền dài bắc-nam và 3 đường
truyền đông-tây EHV AC, cũng như 11 đường truyền EHV DC.
Với cơ sở vật chất như vậy, SGC sẽ có thể truyền tải 50 tỷ GW điện năm 2011 và
sẽ tăng lên 100 tỷ GW năm 2015. SGC cũng thông báo rằng gần đây đã lập kế hoạch
vận chuyển điện sản xuất bằng gió từ thành phố Tửu Tuyền miền bắc tỉnh Cam Túc
- Trung Quốc đến tỉnh khát năng lượng Hồ Nam của trung tâm Trung Quốc, cách khoảng
2.000 km. Cơ sở điện gió đầu tiên của Trung Quốc được xây dựng ở Tửu Tuyền năm
2010.
Ông Wang nói rằng (SERC) đã tạo ra những thiết bị mới để thúc đẩy quá trình
nâng cấp các tuabin phong điện Trung Quốc. Tuy nhiên, Cho đến nay, chỉ một ít
nơi chế tạo tuabin phong điệnTrung Quốc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công ty năng lượng
gió Yinhe Avantis Quảng Tây (GYAW) và Goldwind - hãng sản xuất tuabin gió lớn
thứ hai Trung Quốc - là hai công ty đã qua kỳ sát hạch.
Cục Năng lượng Quốc gia (NEB) Trung Quốc thông báo thành lập một hiệp hội kỹ
thuật để tiêu chuẩn hóa ngành năng lượng gió, và bắt đầu tiến hành kiểm tra chuỗi
tiêu chuẩn ngành năng lượng này. Gần đây, một vài tài liệu và mẫu tiêu chuẩn đã
được đệ trình lên chính phủ trung ương để kiểm tra. Để nâng cấp hàng nghìn
tuabin phong điện đang hoạt động, Trung Quốc cần phải có một khối lượng tiền lớn.
Chính phủ Trung Quốc cho rằng năng lượng gió sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong việc thực hiện cam kết tại Hội nghị biến đổi khí hậu Copenhagen. Đến năm
2020, 15% năng lượng tiêu thụ của Trung Quốc sẽ được sản xuất từ năng lượng tái
tạo.
Theo Tamnhin.net