Thứ tư, 06/11/2024 | 19:36 GMT+7
Thủ tướng Đức vốn không phải là ủng hộ năng lượng xanh. Đảng do bà lãnh đạo, Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo về mặt chính trị tương tự đảng Cộng hòa của Mỹ. Chính phủ liên hiệp của bà kiên quyết ủng hộ giới kinh doanh. Thường được miêu tả như một nhà chính trị quyền lực nhất Châu Âu, ưu tiên hàng đầu của bà Merkel là tạo công ăn việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, nếu vị Thủ tướng thành công với chính sách năng lượng mới này, bà sẽ trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên có thể chuyển đổi một quốc gia công nghiệp hóa từ sử dụng năng lượng hạt nhân và năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo.
Vào giữa tháng 3, bà Merkel đã làm cộng đồng Đức cũng như các nước khác sửng sốt khi thông báo đẩy nhanh việc xóa bỏ tất cả 17 lò phản ứng hạt nhân của Đức như thể một phản ứng tức thì trước thảm họa Fukushima. Thủ tướng giờ đây nói rằng bà muốn cắt giảm sử dụng than, đẩy nhanh việc thông qua dự án đầu tư cho năng lượng tái tạo. Điều đó có nghĩa là 81 triệu người Đức sống giữa Biển Bắc và Alps được sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ của họ bằng năng lượng từ gió, mặt trời, địa nhiệt và sinh khối trong vài thế kỷ nữa. Thực tế, tới năm 2030, năng lượng xanh sẽ là nguồn năng lượng chủ đạo cho các nhà máy cũng như hộ gia đình ở Đức.
Chính quyền của bà Merkel dự định đóng các lò phản ứng hạt nhân muộn nhất là trước năm 2020, đồng thời muốn tăng gấp đôi tỷ lệ năng lượng tái tạo, lên mức 35% tổng lượng năng lượng tiêu dùng vào năm 2020, đạt 50% vào năm 2030, 65% vào năm 2040 và 80% vào năm 2050. Cùng lúc đó, Thủ tướng tuyên bố tới năm 2020 sẽ cắt giảm khí thải CO2 40% (so với năm 1990), năm 2030 là 50% và năm 2050 là hơn 80%.
Kế hoạch này đã biến Đức trở thành phòng thí nghiệp “phát triển xanh” quan trọng nhất thế giới. Không có một nước nào trong nhóm G20 có một kế hoạch tương đương.
Hiển nhiên là Nhật Bản đang quan sát những hành động này. Trong khi Thủ tướng Nhật, ông Naoto Kan hôm 8/5 đã lặp lại sự ủng hộ của mình dành cho năng lượng hạt nhân, quan chức trong đại sứ quán Nhật ở Berline đã băn khoăn chính phủ của họ sẽ gắn chặt với năng lượng hạt nhân như thế nào trong khi nước Đức đang thực hiện những bước đi mạnh mẽ để phát triển mà không phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân.
Kim Anh (theo reuters.com)