Thứ bảy, 21/12/2024 | 21:34 GMT+7

Khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản ảnh hưởng tới chính sách năng lượng toàn cầu?

05/04/2011

Theo tờ Bloomberg, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét lại các nhà máy điện hạt nhân. Một lãnh đạo cấp cao của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu tại Mumbai phát biểu: “ Thật khó để khiến người dân tin vào năng lượng hạt nhân sau những gì xảy ra tại Nhật Bản”. Ấn Độ là nước có kế hoạch tài trợ 175 tỷ dolla vào các dự án năng lượng hạt nhân vào năm 2030.

Kể từ trận động đất và sóng thần kinh hoàng hôm thứ 6, các nhà máy điện hạt nhân ở miền Bắc Nhật Bản đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề bao gồm các vụ nổ và thất bại của những hệ thống làm mát. Gần 180 nghìn người được sơ tán và độ phóng xạ trong không khí xung quanh nhà máy điện gặp sự cố cao gấp hai lần mức an toàn. Tình hình bất ổn đã làm sống lại những lo ngại về năng lượng hạt nhân, một nguồn nhiên liệu thay thế hữu hiệu. Cuộc khủng hoảng sẽ rất có thể ảnh hưởng tới các chính sách hạt nhân của Hoa Kỳ, các quốc gia Châu Âu, Ấn Độ, và Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Joe Lieberman đã yêu cầu đình chỉ xây dựng một số nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ và nhiều tổ chức tuyên bố sẽ có hành động chống lại các chính sách hạt nhân của nước này.

1b_11.jpg

Anh, Đức, Pháp và Đài Loan đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội của công chúng. Bộ trưởng năng lượng Anh công bố sẽ rà soát lại chính sách năng lượng hạt nhân hiện nay dang được coi là bộ phận chủ chốt của nguồn năng lượng tương lai ở Anh. Ở Đức, gần 40.000 người biểu tình tập hợp gần một nhà máy hạt nhân và tại Pháp, các tổ chức phi chính phủ đã tổ chức một cuộc biểu tình để kêu gọi chấm dứt các nhà máy hạt nhân hiện đang cung cấp 80% sản lượng điện tiêu thụ ở nước này.

Theo tờ Bloomberg, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét lại các nhà máy điện hạt nhân. Một lãnh đạo cấp cao của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu tại Mumbai  phát biểu: “ Thật khó để khiến người dân tin vào năng lượng hạt nhân sau những gì xảy ra tại Nhật Bản”. Ấn Độ là nước có kế hoạch tài trợ 175 tỷ dolla vào các dự án năng lượng hạt nhân vào năm 2030.

Vẫn còn sớm để nói về hậu quả lâu dài của thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản lên các chính sách về năng lượng bởi tình hình đang biến động hàng giờ. Tuy nhiên, rõ ràng rằng nỗi sợ hãi về năng lượng hạt nhân sẽ không sớm nguôi ngoai.

Hoàng Lan (theo inhabitat.com)