Thứ bảy, 02/11/2024 | 01:35 GMT+7

Stockholm, thủ đô sinh thái nhất châu Âu

13/11/2010

Năm nay, thủ đô Thụy Điển vừa giành được danh hiệu “Thủ đô xanh của châu Âu” do Ủy ban châu Âu phong tặng, xét trên chiến lược chống ô nhiễm môi trường mà chính quyền thành phố này đã triển khai từ năm 1990. Chiến lược này đã giúp Stockholm giảm được 25% lượng khí thải CO2 tính trên đầu người.

Năm nay, thủ đô Thụy Điển vừa giành được danh hiệu “Thủ đô xanh của châu Âu” do Ủy ban châu Âu phong tặng, xét trên chiến lược chống ô nhiễm môi trường mà chính quyền thành phố này đã triển khai từ năm 1990. Chiến lược này đã giúp Stockholm giảm được 25% lượng khí thải CO2 tính trên đầu người.


Stockholm4.jpg

Mục tiêu mà chính quyền TP Stockholm đề ra cho đến năm 2050 là “toàn bộ năng lượng sử dụng sẽ là năng lượng tái tạo”.


Năng lượng sạch


Gunnar Soderholm, người phụ trách quản lý môi trường và sức khỏe tại Tòa thị chính Stockholm giải thích: “Hiện nay, 80% hộ gia đình ở đây đã được kết nối với hệ thống sưởi chung của khu phố và 83% năng lượng dùng cho việc sưởi ấm năng lượng sạch. Giai đoạn kế tiếp mà chúng tôi thực hiện sẽ là giảm lượng khí thài xuống còn 3 tấn vào năm 2050, tuy hiện nay con số đó là 3,4 tấn, ở mức “đạt” theo chuẩn châu Âu và “rất tốt” nếu so với Hoa Kỳ”.


Stockholm5.jpg


Thủ đô Stockholm đã xây dựng được một hệ thống giao thông vận tải rất “Thụy Điển”. Việc thu thuế cầu đường và giao thông nội thị đã giúp giảm 20% lưu lượng giao thông tại trung tâm tâm thành phố trong vòng 4 năm. Hệ thống đường sắt hoạt động bằng năng lượng gió và thủy lực. Thành phố này cũng đã xây dựng được 750 km đường dành cho xe đạp. Kết quả là số lượng người dân di chuyển bằng xe đạp đã tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm. Gunnar Soderholm cũng đưa thêm các ví dụ minh họa, rằng 50% người dân đã có thói quen sử dụng xe điện ngầm và có đến 50% xe buýt chạy bằng năng lượng tái tạo.

Khu phố phát triển bền vững Hammarby Sjöstad


Khái niệm về “quy trình xử lý chất thải theo hướng sinh thái” đã được thể hiện rõ nét nhất tại khu đô thị bền vững mang tên “Hammarby Sjöstad”. Đội ngũ kiến trúc sư thiết kế nên khu phố này vào thập niên 1990 đã ưu tiên đề nghị giải phái tái chế chất thải theo hướng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng của người dân sinh sống tại đây. Malena Karlsson thuộc Trung tâm thông tin Stockholm chỉ rõ rằng, “Hammarby Sjöstad không phải là một khu phố tự cung tự cấp về mặt năng lượng, song mục đích ở đây là làm sao cho 50% nguồn năng lượng sử dụng phải được chính các hộ dân tự mình làm ra. Ví dụ như nguồn nước thải sau khi được xử lý sẽ được tái chế dùng cho việc sưởi ấm trong nhà”.


Stockholm3.jpg


Tuy vậy, những ai chuyển đến sinh sống tại khu phố Hammarby Sjöstad này không hẳn hoàn toàn là một “công dân sinh thái”, song chính cách thiết kế căn hộ đã giúp họ, dù muốn dù không, cũng phải từng bước thay đổi thói quen sinh hoạt để tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường. Ví dụ: ngôi nhà được cách ly tốt và được trang bị các thiết bị tiết kiệm nước trong phòng tắm và nhà vệ sinh.


Tại Hammarby Sjöstad, mỗi ngày có 5 tấn rác thải được đưa đi xử lý. Và việc thu gom rác thải rất nhẹ nhàng, bởi khu phố này đã xây dựng được một hệ thống ống ngầm, qua đó rác thài sinh họat từ các hộ dân sẽ được hút với vận tốc 20 m/giây, đưa thẳng về khu nhà máy xử lý chính nằm cách đó 2 km. Song, điều quan trọng nhất là rác đã được phân loại cẩn thận từ mỗi hộ gia đình và sau đó được vứt vào các họng lấy rác được xây dựng ngay trước các căn hộ: báo chí và giấy các loại sẽ được tái chế; thức ăn dư thừa và các chất thải từ nhà bếp sẽ được dùng làm phân bón hay khí đốt sinh học; các loại rác đốt được sẽ được tái sử dụng thành năng lượng cho các mục đích dân sinh khác nhau.


Stockholm2.jpg


Xây dựng được một thủ đô Stockholm xanh như hiện nay không phải là công việc của ngày một ngày hai mà có! Thành phố này đã phải mất nhiều thập niên liên tục hướng đến mục tiêu cải tạo và bảo vệ môi trường sống cho người dân. Kết quả này cũng là thành tựu lớn từ sự hợp lực nhuần nhuyễn giữa các ngành công nghiệp khác nhau, cùng với ban lãnh đạo chính quyền thành phố và nhất là, từ ý chí tự giác của toàn thể người dân.


Chính cách thiết kế căn hộ đã giúp người dân, dù muốn dù không, cũng phải từng bước thay đổi thói quen sinh hoạt để tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường.


Theo Euronews