Thứ bảy, 02/11/2024 | 13:23 GMT+7
Nhờ sự tiện nghi mang lại cho cuộc sống gia đình mà máy rửa bát đang dần được sử dụng trong các gia đình tại các thành phố. Do máy rửa bát sử dụng điện, nước và các hóa chất tẩy rửa khi vận hành nên việc sử dụng hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi trường.
Có 3 kiểu máy rửa bát phổ biến trên thị trường là loại máy cố định một khoang, loại máy cố định dạng module và máy di động. Bảng sau đây đưa ra các so sánh cơ bản giữa 3 kiểu máy:
Khi chọn mua máy cần lưu ý các vấn đề sau:
Sự sẵn có không gian và vị trí lắp đặt máy, đường cấp điện, cấp thoát nước;
Lượng chén bát cần rửa, số lượng người và tập quán sinh hoạt của gia đình;
Sự phù hợp với các loại chén, bát, đĩa mà gia đình sử dụng;
Các chương trình rửa sẵn có (1/2 tải, tiết kiệm, rửa nóng, rửa lạnh…);
Mức tiêu thụ nước cho một mẻ rửa đầy tải và chế độ tiết kiệm. Thông thường, mức tiêu thụ ở chế độ đầy tải cho một máy có công suất 12 bộ đồ ăn vào khoảng 14 – 18 lít nước/mẻ;
Mức tiêu thụ và giá của hóa chất tẩy rửa (muối rửa và nước tẩy rửa chuyên dụng).
Lắp đặt máy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt lưu ý các yêu cầu về đường cấp và thoát nước;
Nên dồn bát đĩa để rửa một lần tương ứng với công suất rửa tối đa của máy. Nếu không đủ thì cần đặt ở chế độ rửa tiết kiệm hoặc 1/2 tải;
Đặt nhiệt độ nước nóng trong chế độ rửa nóng hợp lý;
Gạt hết tất cả những thức ăn thừa và dùng giấy lau hết dầu mỡ trên bát đĩa trước khi cho vào máy;
Xếp bát, đĩa, li cốc vào đúng vị trí trên các khay/giá theo hướng dẫn sử dụng;
Không dùng máy để rửa các loại dụng cụ nhà bếp, đồ nấu nướng không tương thích với máy;
Chỉ sử dụng muối rửa và nước tẩy rửa chuyên dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
Vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
Cài chặt nắp đậy các khoang chứa muối rửa, nước rửa chuyên dụng. Đặt mức lượng muối trong máy phù hợp theo hướng dẫn sử dụng.