Thứ sáu, 29/03/2024 | 13:11 GMT+7

Mỹ và Trung Quốc hợp tác nghiên cứu tòa nhà tiết kiệm năng lượng

26/10/2010

Tại Mỹ, các tòa nhà tiêu thụ gần 40% năng lượng. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa đáng kinh ngạc ở Trung Quốc hiện nay đang chiếm gần 1 nửa không gian nhà ở được xây mỗi năm.

Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley sẽ chỉ đạo dự án hợp tác lần thứ 3 của Trung tâm nghiên cứu năng lượng sạch Trung – Mỹ (CECs), nhằm tập trung nghiên cứu những tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả.

 

Các tổ chức tham gia dự án lần này bao gồm phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, Viện công nghệ Massachusetts, Trường đại học Davis (California), Công ty hóa chất The Dow, Honeywell và General Electric. Dự án sẽ nhận được khoản hộ trợ trị giá 12.5 triệu đô la từ chính phủ Mỹ, ít nhất 12.5 triệu đô la từ mỗi bên tham gia và 25 triệu đô la từ phía Trung Quốc trong vòng 5 năm tới.

 

Nhà khoa học Mark Levine, trưởng dự án nghiên cứu cho biết: “Sử dụng năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà đang là cách thức tiềm năng nhất, giúp giảm phát thải khí nhà kính trong vòng 2 thập niên tới tại tất cả các khu năng lượng”.


 building1.jpg


Tại Mỹ, các tòa nhà tiêu thụ gần 40% năng lượng. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa đáng kinh ngạc ở Trung Quốc hiện nay đang chiếm gần 1 nửa không gian nhà ở được xây mỗi năm.

 

Dự án mới này sẽ nghiên cứu những công cụ, vật liệu, bao gồm hệ thống kiểm soát và điều khiển, vật liệu tráng men, vật liệu cách nhiệt cách điện, mái nhà lạnh và chiếu sáng. Dự án cũng dự định xây một trung tâm thử nghiệm tại Trung Quốc để đánh giá những hệ thống và công nghệ mới này.

 

Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã công bố quyết định thành lập trung tâm nghiên cứu cho kế hoạch hợp tác lần này. Kế hoạch cho hai trung tâm nghiên cứu đầu tiên đã được hoàn thành. Theo đó, trung tâm nghiên cứu do đại học Michigan điều hành sẽ tập trung vào các phương tiện xanh. Trung tâm còn lại do Đại học Tây Virginia đứng đầu sẽ nghiên cứu công nghệ than đá sạch.

Về tổng thể, quỹ cho CERCs ở cả hai quốc gia tối thiểu là vào khoảng 150 triệu đô la. Các quỹ của Mỹ sẽ tham gia hỗ trợ hoạt động tiến hành tại các viện nghiên cứu tại Mỹ, trong khi đó, người ta cũng mong đợi Trung Quốc cũng sẽ giới thiệu viện nghiên cứu thành viên tại nước mình một cách ngắn gọn.

 

Ông David Sandalow, trợ lí thư kí Chính sách năng lượng và các vấn đề quốc tế cho biết: “Lần hợp tác này sẽ tạo ra cho các công ty Mỹ nhiều cơ hội xuất khẩu, giữ vững vai trò đi đầu của Mỹ trong cuộc cách mạng công nghệ, đồng thời giúp giảm ô nhiễm carbon toàn cầu”.

 

 Lê My (theo energyefficiencynews.com)