Thứ sáu, 22/11/2024 | 22:40 GMT+7

Pin mặt trời ngắn hạn

29/07/2010

TS Nguyễn Thanh Lộc và TS Nguyễn Thế Vinh, ĐH Bách khoa TP HCM vừa giới thiệu công nghệ làm pin mặt trời với giá bán chỉ bằng 1/4 so ngoại nhập - chưa tới 300 USD cho m2.

Vật liệu chính để làm loại pin này là những miếng TiO2 (Titan oxit) được nhúng vào dung dịch tạo màu với hợp chất cơ kim (hữu cơ nhưng có kim loại) có màu xanh.

 

Khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời thì pin có màu xanh này tạo ra nguồn điện, bắt chước sự quang hợp của cây xanh. Hiệu suất tạo ra điện của loại pin này khoảng 7% cho diện tích 5 x 5mm.


minh_hoa[1].jpg


Điểm hạn chế của loại pin này là diện tích pin càng lớn thì hiệu suất lại bị giảm. Ngoài ra, pin tạo ra hiệu suất tạo điện tối đa ở 500 giờ đầu tiên, nhưng sau đó thì giảm dần nhanh, do vậy loại pin này không thể áp dụng để sản xuất điện dùng lâu dài.

Tuy nhiên, theo kỹ sư Trịnh Quang Dũng, một chuyên gia về điện mặt trời làm việc tại Viện Vật lý, Viện Khoa học công nghệ TP HCM, loại pin này vẫn có thể ứng dụng để làm biển báo tạm giao thông tại một công trình nào đó đang thi công, các bản hiệu, quảng cáo có thời hạn không dài.

 

Theo Báo Đất Việt