Thứ bảy, 21/12/2024 | 19:12 GMT+7

Cơ hội và thách thách khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001:2018

23/08/2023

Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 nhằm cung cấp cho doanh nghiệp kế hoạch và phương pháp thúc đẩy tiêu thụ năng lượng hiệu quả trong hoạt động, nhưng cũng có những thách thức đặt ra cần doanh nghiệp vượt qua.

ISO 50001 là tiêu chuẩn có thể áp dụng với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực và có khả năng ảnh hưởng đến 60% việc sử dụng năng lượng trên thế giới nhằm cải thiện việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. ISO 50001:2018 là phiên bản có thể đồng thời kết hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác như ISO 9001, ISO 14001.
Thông qua việc chấp nhận và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2018, nhiều tổ chức doanh nghiệp đạt được sự thành công bền vững và đã đạt được các lợi ích. Theo đó, áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001:2018 sẽ giúp doanh nghiệp tạo được khuôn khổ để hỗ trợ cho việc quy định, thực hiện, vận hành và duy trì hệ thống quản lý năng lượng toàn diện; hỗ trợ cho lãnh đạo của doanh nghiệp trong việc quản lý và vận hành một cách nhất quán, có trách nhiệm đối với hoạt động quản lý về năng lượng; thúc đẩy việc áp dụng các thực hành tốt về năng lượng, tạo cơ hội để doanh nghiệp có thể tiếp cận và chấp nhận áp dụng, cải tiến các biện pháp kiểm soát phù hợp với tính huống, bối cảnh cụ thể; giảm phát thải khí nhà kính do giảm năng lượng sử dụng và tối ưu hóa nguồn năng lượng cũng như tận dụng nguồn năng lượng tái tạo; tạo lòng tin cho khách hàng, các đối tác kinh doanh về hệ thống quản lý năng lượng được tuân thủ, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế… Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt phấn đấu đạt mục tiêu mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.
Nhiều doanh nghiệp đã "chuyển mình" rõ rệt nhờ áp dụng ISO 50001:2018
Hai doanh nghiệp điển hình đã áp dụng thành công mô hình này là Công ty bề tư vấn và quản lý bất động sản đầu tiên tiên phong áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng quốc tế ISO 50001:2018 vào Quản lý Tòa nhà. Sau thời gian triển khai áp dụng ISO 50001, ý thức tiết kiệm năng lượng của cán bộ, công nhân tại Công ty được nâng lên đáng kể, cùng với đó, hàng loạt biện pháp cải thiện năng lượng được các kỹ sư vận hành của công ty đề xuất.
Tại Công ty về màn hình hiển thị và máy chiếu, sau một thời gian xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018, các cán bộ nhân viên Công ty đã nâng cao ý thức sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng khẳng định, việc áp dụng ISO 50001 cũng góp phần giúp môi trường trao đổi thông tin thuận tiện và minh bạch trong việc quản lý nguồn năng lượng; thúc đẩy các thực hành tốt trong quản lý năng lượng và nhân rộng những hành động quản lý năng lượng tốt; đồng thời đơn giản hóa các cải tiến trong hệ thống quản lý năng lượng phục vụ cho các dự án giảm thiểu khí thải nhà kính.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, vẫn còn một số khó khăn trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 nói chung, ISO 50001-2018 nói riêng tại doanh nghiệp.
Theo đó, khó khăn lớn nhất khiến doanh nghiệp còn ngần ngại triển khai là do những chi phí cần thiết để xây dựng và áp dụng hệ thống QLNL theo ISO 50001 như: chi phí tư vấn, chi phí cho các thiết bị đo đếm, chi phí đào tạo nhân lực, chi phí triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng…
Tại nhiều doanh nghiệp, việc bổ nhiệm một cán bộ chuyên trách thực sự về năng lượng hoặc lập một nhóm chuyên trách về năng lượng cũng gặp một số khó khăn. Cùng với đó, kiến thức, kỹ năng về tiết kiệm năng lượng, quản lý năng lượng của phần lớn các nhân sự quản lý trong doanh nghiệp cũng hạn chế. Chưa kể, đội ngũ tư vấn áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001 thiếu và yếu…
Do đó, các chuyên gia cho rằng, để triển khai cụ thể hệ thống ISO 50001 đòi hỏi doanh nghiệp phải bố trí nguồn lực đáng kể về tài chính, nhân lực, thiết bị…; cần thiết lập 1 cơ cấu tổ chức về quản lý năng lượng, xây dựng các tài liệu quản lý năng lượng, trang bị các công cụ theo dõi, đánh giá hiệu quả năng lượng, áp dụng các giải pháp, thiết bị tiết kiệm năng lượng…; lựa chọn các đơn vị tư vấn uy tín, có kinh nghiệm nhằm giúp DN xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý năng lượng do khối lượng công việc được triển khai khá lớn, phức tạp…
Theo: VietQ.vn