Thứ bảy, 23/11/2024 | 02:47 GMT+7

Sản xuất ethanol từ phế thải

28/08/2013

Các nhà khoa học của trường Đại học Central Florida (Hoa Kỳ) vừa đạt được một đột phá trong việc biến vỏ hoa quả và các loại giấy phế thải thành nhiên liệu sạch và rẻ.

Các nhà khoa học của trường Đại học Central Florida (Hoa Kỳ) vừa đạt được một đột phá trong việc biến vỏ hoa quả và các loại giấy phế thải thành nhiên liệu sạch và rẻ.

3db308a9c_imafges.jpg

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Central Florida đã phát triển thành công một phương pháp tạo ra ethanol từ các phế thải như vỏ cam và giấy báo. Phương pháp này được coi là phương pháp “xanh” và ít tốn kém hơn so với các phương pháp hiện đang được sử dụng để tạo ra nhiên liệu sạch dùng cho các phương tiện vận chuyển. Nhóm nghiên cứu tuyên bố mục tiêu của họ là tạo nhiên liệu quy mô lớn từ các phế thải.
 
 Phương pháp mới này có thể tận dụng các loại phế thải khác như cỏ switchgrass và rơm để tạo ra nhiên liệu. Phương pháp của nhóm nghiên cứu sử dụng các hỗn hợp enzym triết xuất từ thực vật để phân hủy vỏ cam và các vật liệu phế thải khác thành đường, sau đó đường sẽ được lên men thành ethanol. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật kết hợp một số enzym phân hủy tế bào ở thực vật. Tùy thuộc vào loại phế phẩm được sử dụng, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra một dạng kết hợp chuyên dụng hay một lọai hỗn hợp của hơn 10 enzym cần để biến đổi sinh khối thành đường và thậm chí là ethanol. Vỏ cam cần enzym pectinaza nhiều hơn còn phế thải gỗ lại cần ezym xylanase nhiều hơn. Tất cả các ezym mà nhóm sử dụng đều có trong tự nhiên, được một tập hợp rộng các loài vi sinh, gồm có vi khuẩn và nấm tạo ra. Hiện tại, tinh bột ngô được lên men và chuyển hóa thành ethanol. Nhưng loại ethanol được chiết suất từ ngô sản sinh ra nhiều phát thải khí nhà kính hơn là xăng dầu. Nhóm nghiên cứu cho biết, loại ethanol được tạo ra nhờ phương pháp của nhóm sản sinh ra phát thải khí nhà kính thấp hơn so với xăng dầu hoặc điện, và đặc biệt là không ảnh hưởng tới an ninh lương thực. 
 
Theo Science