Thứ sáu, 27/12/2024 | 00:09 GMT+7

Cửa sổ tạo ra điện năng

27/08/2013

Một nhóm các nhà khoa học và công nghiệp quốc tế đã tập hợp tại trường Đại học Leicester, Anh, để tiến hành phát triển một kỹ thuật mới mang tính cách mạng trong lĩnh vực sử dụng năng lượng xanh.

Một nhóm các nhà khoa học và công nghiệp quốc tế đã tập hợp tại trường Đại học Leicester, Anh, để tiến hành phát triển một kỹ thuật mới mang tính cách mạng trong lĩnh vực sử dụng năng lượng xanh.

EnSol AS, một công ty của Na Uy vừa được cấp pa-tăng cho một công nghệ pin mặt trời màng mỏng, mới lạ mang tính đột phá. Công ty đang tìm cách thương mại hóa công nghệ này tới năm 2016. Hiện tại, công ty vừa kết hợp với các chuyên gia ở Khoa Vật lý và Thiên văn của trường Đại học Leicester để phát triển một loại vật liệu pin mặt trời mới lạ có thể bọc như một tấm màng mỏng lên cửa sổ ở các tòa nhà để sản xuất điện trên quy mô lớn.

b42d66c46_12_8.jpg
 
Chris Binns, giáo sư về Công nghệ Nano của trường Đại học Leicester, cho biết, sự kết hợp giữa trường đại học và ngành công nghiệp sẽ tạo ra một cơ hội to lớn để phát triển một phương pháp mới thu thập năng lượng mặt trời.
 
Nhóm nghiên cứu cho biết, vật liệu được công ty EnSolAS thiết kế dựa trên các hạt nano có thể được tổng hợp tại Leicester. Trên thực tế, tiếp theo những khoản đầu tư ban đầu của công ty, trang thiết bị có tại trường Đại học Leicester là phù hợp duy nhất trên toàn thế giới để sản xuất ra những lượng nhỏ vật liệu này sử dụng cho mô hình mẫu.
 
Các nhà nghiên cứu cho biết, công trình này rất quan trọng do loại pin mặt trời này dựa trên một quy tắc vận hành mới và khác biệt với pin mặt trời Si. Một trong những lợi thế chính là nó là một màng mỏng trong suốt có thể được bọc lên cửa kính thủy tinh vì vậy các cửa sổ ở các tòa nhà cũng có thể trở thành máy phát điện mà không làm mất đi độ trong suốt của kính. Bên cạnh đó, vật liệu kiến trúc của tòa nhà cũng có thể được bọc bằng một lớp màng pin mặt trời này. Đây có thể là các tấm bảng phụ của tòa nhà, hoặc cũng có thể dưới dạng các tấm ngói mặt trời.

 Lê My Theo Physorg