Thứ hai, 25/11/2024 | 00:03 GMT+7

Vi khuẩn sử dụng hiđrô, cacbon điôxit để tạo ra dòng điện

06/06/2013

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một chủng vi khuẩn tạo điện có thể phát triển sử dụng khí hiđrô như phần tử cho điện duy nhất và cacbon điôxit như nguồn cacbon duy nhất của nó.

6fabca32e_images_14.jpgCác nhà nghiên cứu đã tạo ra một chủng vi khuẩn tạo điện có thể phát triển sử dụng khí hiđrô như phần tử cho điện duy nhất và cacbon điôxit như nguồn cacbon duy nhất của nó. Các nhà nghiên cứu tại đại học Massachusetts, Amherst công bố nghiên cứu của họ tại Đại hội lần thứ 113 của Hiệp hội vi sinh vật Mỹ.
 
“Nó đại diện cho kết quả đầu tiên của việc sản xuất dòng điện chỉ sử dụng hiđrô”, Amit Kumar, một thành viên trong nghiên cứu, cùng với đồng tác giả là một phần của nhóm thí nghiệm Lovley tại trường đại học, cho biết.
 
Dưới sự lãnh đạo của Derek Lovley, nhóm thí nghiệm đã nghiên cứu vi khuẩn Geobacter từ khi Lovley tách Geobacter metallireducens trong bùn cát ở sông Potomac năm 1987. Các loài Geobacter rất được quan tâm vì khả năng trị liệu sinh học, tiềm năng nhiên liệu sinh học, truyền điện lạ thường của chúng, khả năng truyền điện bên ngoài tế bào và vận chuyển các electron trên khoảng cách xa thông qua dây dẫn được gọi là dây nano vi khuẩn.
 
Kumar và các đồng nghiệp nghiên cứu một loài cùng họ với G.metallireducens gọi là Geobacter sulfurreducens, có khả năng sản xuất điện bằng cách khử các hợp chất cacbon hữu cơ với điện cực than chì như oxit sắt hoặc vàng để phụ trách như chất nhận electron duy nhất. Họ biến đổi gen một chủng của loại vi khuẩn này, chủng không cần cacbon hữu cơ để phát triển trong một tế bào nhiên liệu vi khuẩn.
 
“Chủng chuyển thể dễ dàng tạo ra dòng điện trong các tế bào nhiên liệu vi khuẩn với khí hiđrô là phần tử cho điện duy nhất và không có nguồn cacbon hữu cơ,” Kumar cho biết, lưu ý rằng khi nguồn cung cấp hiđrô cho tế bào nhiên liệu vi khuẩn bị ngừng lại không liên tục, dòng điện giảm đáng kể và các tế bào bám vào các điện cực không phát ra bất kỳ dòng điện đáng kể nào.

Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi sự tài trợ của Bộ Năng lượng Mỹ và Văn phòng Nghiên cứu hải quân.
 
 Lê My Theo ScienceDaily