Thứ tư, 15/01/2025 | 18:20 GMT+7

Xây dựng hệ thống làm mát siêu máy tính bằng năng lượng tái tạo

08/03/2013

Một hệ thống làm mát sử dụng năng lượng tái tạo dành cho siêu máy tính lớn nhất ở Úc đang được phát triển sau khi một dự án năng lượng địa nhiệt kiểu mới được bắt đầu ở Perth.

Một hệ thống làm mát sử dụng năng lượng tái tạo dành cho siêu máy tính lớn nhất ở Úc đang được phát triển sau khi một dự án năng lượng địa nhiệt kiểu mới được bắt đầu ở Perth.

fd1b86143_coolingsolut.jpg

Dự án địa nhiệt mang tên CSIRO sẽ mang tới một giải pháp hoàn toàn mới để làm mát siêu máy tính tại Pawsey Centre – một hệ thống trị giá 80 triệu đô la Úc hiện đang được xây dựng ở Kensington, miền nam Perth.

Giám đốc dự án CSIRO, Steve Harvey cho biết: “Hệ thống này được biết tới như một hệ thống làm mát dưới nước và hoạt động nhờ bơm nước lạnh từ độ sâu dưới 100m qua thiết bị trao đổi nhiệt ở phía trên để làm mát siêu máy tính, sau đó đưa nước trở lại dưới lòng đất. Hệ thống này được thiết kế để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh.”

Hệ thống này cũng thân thiện với môi trường. Người ta ước tính rằng việc sử dụng nước ngầm để làm mát hệ thống siêu máy tính tại Pawsey Center sẽ tiết kiệm khoảng 38,5 triệu lít nước mỗi năm so với sử dụng các tháp làm mát truyền thống. Nếu được ứng dụng rộng rãi, công nghệ này cũng có tiềm năng thay thế các tháp làm mát trong các tòa nhà ở Perth.

Việc xây dựng hệ thống làm mát bằng nước ngầm gần đây đã được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu các nguồn tài nguyên của Úc (ARRC) ở Kensington’s Technology Park - ở cùng địa điểm với siêu máy tính Pawsey Center.

Steve Harvey nói: “Máy tính tạo ra rất nhiều nhiệt. Bạn có thể tưởng tượng là các siêu máy tính sử dụng một lượng năng lượng điện rất lớn và hầu hết chúng chuyển thành nhiệt nên cần phải làm mát. Hệ thống làm mát bằng nước ngầm chính là một giải pháp cho vấn đề này.

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp địa nhiệt ở độ sâu ít để làm mát siêu máy tính, dự án CSIRO cũng sẽ nghiên cứu tiềm năng của nguồn năng lượng địa nhiệt sâu hơn nằm dưới ARRC bằng việc xây dựng một giếng thăm dò sâu 3km vào cuối năm nay.

Kim Anh Theo phys.org