Thứ sáu, 22/11/2024 | 22:09 GMT+7

Tàu vũ trụ của NASA đến sao Mộc bằng năng lượng mặt trời

01/10/2011

Juno - con tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng mặt trời của NASA đã cất cánh từ trạm không quân Cape Canaveral trong tháng này, bắt đầu một cuộc hành trình 5 năm tới sao Mộc. Cuộc thăm dò chi tiết của Juno về hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời sẽ giúp khám phá nguồn gốc và sự tiến hóa của sao Mộc.

Juno - con tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng mặt trời của NASA đã cất cánh từ trạm không quân Cape Canaveral trong tháng này, bắt đầu một cuộc hành trình 5 năm tới sao Mộc. Cuộc thăm dò chi tiết của Juno về hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời sẽ giúp khám phá nguồn gốc và sự tiến hóa của sao Mộc. Là nguyên mẫu của các hành tinh khí khổng lồ, sao Mộc có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu nguồn gốc của hệ mặt trời của chúng tôi và các hệ hành tinh quanh các ngôi sao khác.

6f96d3f7a_juno.jpg

Sau khi khởi động bằng tên lửa Atlas V Juno, bộ điều khiển nhiệm vụ đang chờ thông tin từ tàu vũ trụ cho biết nó đã đi đúng hướng, và rằng tấm pin mặt trời khổng lồ của nó, cũng là tấm pin mặt trời lớn nhất trong số các tàu thăm dò vũ trụ của NASA đã hoạt động và tạo ra năng lượng. Tàu Juno được trang bị các tấm pin mặt trời có kích thước 650 feet vuông (hơn 60 m2). Ở khoảng cách từ sao Mộc tới mặt trời là gần 500 triệu dặm (tương đương khoảng 840 triệu km), các tấm pin này sẽ cung cấp cho tàu 400 watt điện. Còn trong quỹ đạo xung quanh Trái đất, chúng sẽ tạo ra mức điện năng cao gấp 35 lần con số này.


Juno sẽ đi từ Trái đất đến mặt trăng (độ dài vào khoảng 250.000 dặm, tương đương khoảng 402 nghìn km) trong thời gian ít hơn một ngày. Nó sẽ mất thêm năm năm và 1740 triệu dặm (tương đương khoảng 2800 triệu km) để hoàn thành cuộc hành trình đến sao Mộc. Con tàu vũ trụ này sẽ đi vòng quanh các cực của hành tinh 33 lần và sử dụng tám công cụ khoa học để thăm dò bên dưới đám mây tối mờ mịt của hành tinh này để tìm hiểu về nguồn gốc, cấu trúc, không khí, từ quyển, và tìm ra điểm cốt lõi của hành tinh rắn đầy tiềm năng này.

Lê My (theo energyharvestingjournal)