Từ 1 tấn rơm rạ, có thể cho ra 250kg nhiên liệu lỏng... Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) vừa sản xuất thành công loại dầu sinh học (Bio-oil) từ rơm rạ bằng công nghệ nhiệt phân.
Từ 1 tấn rơm rạ, có thể cho ra 250kg nhiên liệu lỏng... Các
nhà khoa học thuộc viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam)
vừa sản xuất thành công loại dầu sinh học (Bio-oil) từ rơm rạ bằng công nghệ
nhiệt phân.
Nghiên cứu trên đã mở ra khả năng tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế cho nguồn
nhiên liệu hóa thạch đang có nguy cơ ngày một khan hiếm.
Đốt rơm = đốt dầu
“Nếu đốt 1 tấn rơm rạ, người nông dân chỉ thu được một lượng tro không đáng kể
để bón ruộng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, 1 tấn rơm rạ có
thể tạo ra khoảng 250kg nhiên liệu lỏng thô để sản xuất dầu sinh học…” PGS.TS Đặng
Tuyết Phương, phòng hóa lý- bề mặt, viện Hóa học Việt
Nam
cho biết.
Rơm rạ là một trong những phế thải nông nghiệp có rất ít giá trị sử dụng: một
phần được dùng làm thức ăn cho trâu bò, một phần được chế biến làm phân bón vi
sinh còn phần lớn bị đốt bỏ ngay trên cánh đồng gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi tấn thóc thu được sẽ cho tương ứng là
1,35 tấn rơm rạ trên cánh đồng. Từ năm 2002 đến nay, trung bình nước ta sản xuất
trên 34 triệu tấn gạo/năm.
Điều này cũng có nghĩa là khoảng hơn 40 triệu tấn rơm rạ được tạo ra hàng năm.
“Nếu được chuyển hóa thành bio-oil với hiệu suất 25% thì chúng ta có thể thu được
10 triệu tấn bio-oil mỗi năm”, PGS.TS Đặng Tuyết Phương cho biết thêm.
Hướng đi mới để tạo nhiên liệu sinh học
Theo
Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025 đã được
Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2010, nước ta sản xuất 100.000 tấn/năm nhiên liệu
sinh học E-5 và 50.000 tấn /năm nhiên liệu diesel sinh học B-5, đảm bảo 0.4%
nhu cầu nhiên liệu trong cả nước.
Đến năm 2015, sản lượng nhiên liệu bio-ethanol và bio-diesel dự kiến sẽ tăng
lên 250.000 tấn /năm với mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn /năm E-5 và B-5, đáp ứng
được 1% nhu cầu xăng của cả nước.
Nhiều nước đã chế tạo nhiên liệu sinh học từ sản phẩm nông
nghiệp như từ ngô (Mỹ), từ mía đường (Brazil),
củ cải đường (các nước ở châu Âu)… để thay thế nhiên liệu hóa thạch. Song nguồn
nguyên liệu này khá đắt và chưa ổn định, đó là chưa kể đến việc có thể gây ra
khủng hoảng lương thực dẫn đến mất an ninh lương thực.
Trong khi đó, nguồn rơm rạ sẵn có và rẻ tiền chiếm khoảng 66% trên tổng lượng
phế thải nông nghiệp hầu như chưa được sử dụng hiệu quả. Nếu tận dụng được nguồn
rơm rạ này để sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn về nhiều
mặt.
Theo PGS.TS Đặng Tuyết Phương, sử dụng phương pháp nhiệt phân rơm rạ không sử dụng
xúc tác (ở nhiệt độ 550 độ C) hiệu suất tạo nhiên liệu lỏng đạt 25-30%. Nếu sử
dụng xúc tác, nhiệt độ nhiệt phân có thể giảm đến 100 độ C với hiệu suất tạo dầu
tương đương so với khi không sử dụng xúc tác.
Theo đó, rơm rạ được thu gom và làm sạch, hong khô rồi đưa vào lò nhiệt phân.
Sau phản ứng nhiệt phân sẽ thu được sản phẩm ở cả ba dạng khí, lỏng và rắn. Sản
phẩm lỏng chiếm phần lớn, chứa dầu sinh học (bio-oil), có thể sử dụng vào nhiều
lĩnh vực như sản xuất hóa chất, y dược, công nghiệp, thực phẩm hoặc làm nhiên
liệu.
Riêng trong lĩnh vực năng lượng, bio-oil có thể sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu
trong nhà máy điện (gia nhiệt nồi hơi, lò…) hoặc thay thế diezel dầu mỏ để chạy
động cơ. Sản phẩm rắn (than) có thể sử dụng làm than hoạt tính, hoặc được làm
phân bón quay lại cải thiện đất trồng khi được bổ sung thêm một số nguyên tố vi
lượng.
Công ty khởi nghiệp trung tâm dữ liệu có trụ sở tại Singapore, Sustainable Metal Cloud (SMC), đối tác của NVIDIA và Deloitte, đã ra mắt một hệ thống làm mát ngâm được cho là cắt giảm 50% mức tiêu thụ năng lượng và giảm 28% chi phí lắp đặt so với các hệ thống làm mát bằng chất lỏng truyền thống. Công ty hiện đang hoạt động tại Úc, Ấn Độ và Đức, và sắp tới có kế hoạch mở rộng sang thị trường châu Á.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển một vật liệu thông minh giúp nâng cao hiệu quả năng lượng làm mát không gian nhà ở. Vật liệu mới có tuổi thọ ước tính lên đến 60 năm và có chi phí thấp hơn so với vật liệu tương tự hiện có trên thị trường.
Loại vải mới do nhóm nghiên cứu Waterloo phát triển có thể chuyển đổi nhiệt độ cơ thể và năng lượng mặt trời thành điện, cho phép hoạt động liên tục mà không cần nguồn điện bên ngoài.
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc hóa dầu - Bộ Công Thương đã nghiên cứu thành công phụ gia ECOAL giúp tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua việc tiết giảm chi phí năng lượng và giảm phát thải khí ô nhiễm cho cho lò đốt trong công nghiệp sử dụng than.
Samsung ra mắt sản phẩm tủ lạnh mới có hiệu quả tiết kiệm năng lượng vượt trội so với các sản phẩm tủ lạnh trên thị trường. Sản phẩm có công nghệ máy nén biến tần AI, Đặc biệt, việc áp dụng Chế độ năng lượng AI của ứng dụng SmartThings giúp giảm thêm mức tiêu thụ năng lượng tới 10%.
Đề tài “Ứng dụng mô hình điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa” do Thạc sĩ Lê Xuân Hải - Trung tâm Thông tin và ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Sở KH-CN Khánh Hoà làm chủ nhiệm được đánh giá đã giải quyết bài toán tiết giảm điện năng tiêu thụ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể hóa mục tiêu giảm phát thải nhà kính về 0 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục. Mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào các nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.