Thứ ba, 08/10/2024 | 19:50 GMT+7

APEC tăng cường phát triển năng lượng tái tạo

08/10/2013

Tại cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngày 1/10, 21 nền kinh tế thành viên đã nhất trí thiết lập nỗ lực chung cho sự phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo.

Tại cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngày 1/10, 21 nền kinh tế thành viên đã nhất trí thiết lập nỗ lực chung cho sự phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo.

2d4833494_sanuatvatieudungbenvung_54800.jpg

Theo bà Phyllis Genther Yoshida  - Chủ tịch Nhóm nghị sự về năng lượng của APEC, 21 nền kinh tế thành viên đã và đang nỗ lực giảm đáng kể chi phí năng lượng thay thế và thu hút đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo mới. Đây cũng chính là hai thách thức chủ yếu trong phát triển năng lượng xanh mà mỗi quốc gia đều phải đối mặt.

Bà Phyllis Genther Yoshida cho biết, trước đây trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh năm 2011 tổ chức tại Mỹ, APEC đã nhất trí về nỗ lực chung tăng cường phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm cả việc trao đổi thông tin, nghiên cứu chung và chuyển giao công nghệ, nhằm góp phần thực hiện và hoàn thành mục tiêu cắt giảm ít nhất 45% cường độ năng lượng của khu vực vào năm 2035. Cường độ năng lượng là một chỉ số được sử dụng rộng rãi để đo hiệu quả năng lượng, được tính bằng cách chia nhu cầu năng lượng cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mỗi quốc gia.

Dự báo, trong tương lai, tiêu thụ năng lượng sơ cấp của APEC sẽ tăng 53%, nếu không cắt giảm cường độ năng lượng thì con số này sẽ lên tới 225% vào năm 2035. Trong khi đó, trên 80% nhu cầu năng lượng của APEC vào năm 2035 sẽ được lấy từ nhiên liệu hóa thạch - một bài toán cần phải giải quyết bởi điều này góp phần làm tăng 46% lượng khí thải carbon dioxide từ nhiên liệu. 

Vì vậy, sử dụng năng lượng sạch và tái tạo sẽ cho phép các nền kinh tế phát triển thịnh vượng. Đơn cử, với mức tăng nhu cầu năng lượng trung bình 7%/năm, trong đó chủ yếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã gây cản trở đáng kể cho tăng trưởng kinh tế cho Indonesia vì phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng. 

Thái Lan đang thực hiện chính sách giảm dần trợ cấp khí đốt để chuyển ngân sách sang đầu tư cho các ngành khác như giao thông đường sắt. Đồng thời, thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo thông qua giảm thuế và miễn thuế, giúp nước này đứng thứ ba ASEAN về tiềm năng kỹ thuật và đứng đầu về đầu tư cho năng lượng tái tạo.  

Theo Báo CôngThương