Thứ năm, 26/12/2024 | 01:18 GMT+7

Hướng đến năng lượng sạch

22/06/2013

Áp lực lên môi trường và các nguồn tài nguyên đang tăng lên do sự gia tăng dân số thế giới.

7adc64972_xangdau31198559108.bmpÁp lực lên môi trường và các nguồn tài nguyên đang tăng lên do sự gia tăng dân số thế giới. Vào năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng đạt 9 tỷ người từ mức 7 tỷ người như hiện nay, trong đó một nửa thế giới sống ở châu Á.

Nhiều người hơn sẽ cần nhiều năng lượng hơn để sản xuất lương thực, nhiên liệu cho vận tải và di chuyển. Cân bằng sự gia tăng này với việc gây ảnh hưởng ít nhất lên môi trường là ưu tiên hàng đầu của châu Á, nơi dân số thành thị gần như tăng gấp đôi trong 2 thập niên gần đây.

Khoảng 44% dân số hiện nay sống ở các khu vực đô thị. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 2/3 vào năm 2050. Hiện đã có nhiều áp lực đặt lên môi trường, chẳng hạn ô nhiễm không khí đang làm hơn 2 triệu người tử vong mỗi năm.

Chúng ta sẽ cần có những chính sách nhìn xa trông rộng và chắc chắn nhằm giải quyết các áp lực về môi trường và tài nguyên. Các ngành công nghiệp và chính phủ phải cùng nhau đảm bảo đầu tư đúng và phát triển tài nguyên và cơ sở hạ tầng sao cho đáp ứng được các nhu cầu năng lượng tương lai.

Bằng cách cùng làm, chúng ta có thể đưa ra các quyết định chính sách cho phép cộng đồng và ngành công nghiệp tiếp cận nguồn cung năng lượng đảm bảo, lâu dài với giá cạnh tranh. Trong một khảo sát mới đây do Shell Việt Nam tiến hành, nhu cầu năng lượng tương lai là mối quan tâm của nhiều cư dân khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với tỷ lệ ít nhất 7 trong 10 người tại Australia, Singapore, Việt Nam và Thái Lan.

Khi khảo sát trên 600 người tại 4 thành phố chính của Việt Nam, kết quả cho thấy biến đổi khí hậu (33%) và môi trường (27%) là mối quan tâm hàng đầu khi đề cập đến năng lượng tương lai.

Theo kịch bản năng lượng củng cố tính cấp bách của việc giải quyết các áp lực môi trường và tài nguyên của thế giới, chỉ trong 7 năm tới, ngoài lượng năng lượng chúng ta đang sử dụng hiện nay, thế giới có thể cần thêm một lượng năng lượng nữa, tương đương với tổng lượng năng lượng của Trung Quốc.

Bước nhảy trong nhu cầu năng lượng này đặt ra một thách thức lớn. Khi được hỏi về hệ quả, người dân khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ lo lắng về vấn đề thiếu nước, lương thực và năng lượng, cũng như giá năng lượng tăng cao. Tại Việt Nam, 89% người tham gia khảo sát của Shell cho rằng thiếu nước là mối quan tâm lớn nhất của họ.

Những thách thức này đòi hỏi sự hợp tác mới và mạnh mẽ giữa các chính phủ, giới kinh doanh, khoa học và cộng đồng. Người dân Việt Nam có vẻ đồng tình với ý kiến này, 2 trong 5 người tham gia khảo sát đánh giá sự hợp tác là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng các giải pháp năng lượng tương lai, và đa số cho biết chính phủ có vai trò lớn nhất trong việc xây dựng tương lai năng lượng.

Chúng tôi nhận thấy có nhiều lĩnh vực mà hành động hôm nay sẽ gặt hái được những lợi ích lớn mai sau. Nhu cầu năng lượng tăng có nghĩa tiêu thụ nhiên liệu gốc hóa thạch sẽ tiếp tục tăng. Một lĩnh vực chúng ta có thể tác động là bằng cách xây dựng một tổ hợp năng lượng tương lai sạch hơn và bền vững hơn.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, người dân ủng hộ năng lượng tái tạo hơn bất kỳ nguồn năng lượng nào khác, bao gồm cả khí thiên nhiên. Ở Việt Nam, người dân ủng hộ năng lượng mặt trời, năng lượng nước và năng lượng gió. 3/4 người Việt Nam nói sẽ trả thêm tiền cho nguồn điện sạch hơn.

Chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về khí thiên nhiên. Tập trung vào khí thiên nhiên, nguồn năng lượng gốc hóa thạch sạch nhất khi đốt cháy, có thể góp phần đáng kể vào việc giảm phát thải khí CO2 trong vòng 30 năm tới. Nếu sử dụng khí thiên nhiên để sản xuất điện, chúng ta sẽ giảm được khoảng một nửa lượng khí phát thải so với sản xuất điện bằng than. Khí thiên nhiên cũng có thể hỗ trợ việc phát triển năng lượng tái tạo.

Theo kịch bản năng lượng của Shell, nguồn cung năng lượng điện tái tạo của thế giới có thể tăng gấp 3 trong vòng 20 năm tới. Nhưng năng lượng mặt trời và năng lượng gió cần có nguồn dự phòng vì chúng không thể phát điện liên tục.

Công nghệ cải tiến sẽ cho phép chúng ta cân nhắc các cách thức mới để vượt qua các thách thức trong việc phát triển nguồn khí thiên nhiên cũng như tìm ra các phương thức hiệu quả hơn trong việc giảm phát thải khí CO2.

Theo Sài Gòn đầu tư