Năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân và doanh nghiệp.
Ngày 13-11, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc sự kiện Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020.
Ngày 22/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU (EVEF) phối hợp với Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo với chủ đề “ESCO, mô hình kinh doanh trong tương lai của Việt Nam - Bài học rút ra từ các hoạt động / mô hình ESCO quốc tế và quốc gia”.
Tại Việt Nam, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề đang rất được quan tâm. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, ước tính mỗi năm nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam tăng khoảng 8-10%. Đây là áp lực rất lớn với ngành điện khi các nguồn năng lượng truyền thống đã được khai thác tới giới hạn.
Chương trình tiêu chuẩn và dán nhãn năng lượng bắt đầu được khởi xướng từ những năm 1970. Từ đó đến nay đã có hơn 80 quốc gia với hơn 50 loại nhóm hàng tham gia vào các chương trình tiêu chuẩn và dán nhãn.
Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch (Chương trình DEPP) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ được Bộ Công Thương triển khai thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020 với tổng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại là 21,6 triệu Cua-ron Đan Mạch, tương đương 3,15 triệu đô la Mỹ.
Cùng với sự phát triển của hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong những năm gần đây, tại Việt Nam, thị trường các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) đang ngày càng phát triển với tiềm năng rất lớn.
Việc tiết kiệm năng lượng là một trong những biện pháp tiết kiệm và hiệu quả nhất nhằm bảo toàn năng lượng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Theo tính toán sơ bộ, nếu mỗi hộ dân tiết kiệm khoảng 10 số điện/tháng, thì cả nước sẽ tiết kiệm được hơn 3,2 tỷ kWh điện/năm, tương đương với gần 6000 tỷ đồng. Con số này tương đương với 40% sản lượng điện mỗi năm của Nhà máy thủy điện Hòa Bình, gấp 47 lần sản lượng điện của Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Tân 2.
Ngày 30/10/2020, tại Hà Nội, Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Mô hình quản lý năng lượng trong các cơ sở sử dụng năng lượng lĩnh vực công nghiệp."
Ngày 28 tháng 10 năm 2020, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ phát động cuộc thi "Sáng tạo logo và slogan về tiết kiệm điện".
Cuộc thi Sáng tạo logo và slogan về tiết kiệm điện đã chính thức nhận hồ sơ. Tổng giá trị giải thưởng lên tới 135 triệu đồng. Các tác giả có những sáng tạo xuất sắc sẽ nhận được phần thưởng và chứng nhận của Bộ Công Thương, đồng thời được vinh danh tại lễ trao giải được truyền thông trên các kênh truyền hình và thông tấn lớn.
Trong khi nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, việc nhập khẩu năng lượng chỉ mang tính chất giải pháp trước mắt, giải quyết tình huống, nên cần phải có định hướng về kế hoạch cụ thể trong thực hiện tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.