-
Một công ty xi măng ở Tuy-ni-di mới đây đã ký một hợp đồng thỏa thuận với Clean Development Projects Limited, một công ty có trụ sở ở Luân Đôn chuyên về xúc tiến và tạo điều kiện thuận lợi cho sự bền vững về năng lượng, để trồng một đồn điền cây năng lượng sinh học rộng 500.000ha ở Tuy-ni-di.
-
Một nhóm kiến trúc sư Italia đã đưa vào ứng dụng một loại vật liệu mới trong xây dựng đó là loại xi măng “trong suốt” cho phép ánh sáng xuyên qua. Vật liệu này giúp các bức tường nhà bạn giống như những cửa sổ khổng lồ, vì thế nó sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng chiếu sáng vào ban ngày.
-
Công nghiệp sản xuất thép xây dựng và xi măng thời gian qua đã có biểu hiện mất cân đối cung – cầu và cơ cấu sản phẩm. Các dự án thép và xi măng không theo quy hoạch cũng kéo theo thiếu hụt nguồn năng lượng (điện, than) vốn đang rất khan hiếm.
-
Ông Nguyễn Văn Bổng, giám đốc Công ty CP xi măng Sài Sơn cho biết, với giải pháp thực hiện lắp biến tần cho quạt hút khói bộ phận lò 1 doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 206 Kwh tức giảm chi phí khoẳng 230 triệu với mức đầu tư chỉ 180 triệu, thời gian hoàn vốn là 8 tháng. Tương tự, nếu lắp biến tần cho quạt hút, đẩy mức đầu tư cần thiết là 125 triệu đồng, mỗi năm tiết kiệm được 130 triệu, thời gian hoàn vốn khoảng 1 năm.
-
Xi măng địa polime (Geopolymer), là loại vật liệu xây dựng thân môi trường và đổi mới được phát triển tại Trung tâm Công nghệ Trenchless của trường đại học Công nghệ Louisiana (TTC), Mỹ, sẽ được trưng bày tại triển lãm giao thông tổ chức tại Trung tâm Khoa học Detroit.
-
Nhằm đổi mới công nghệ, tăng cường sử dụng thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong sản xuất xi măng, từ ngày 22 đến 23 tháng 9 năm 2010, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Công ty Polysius AG (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Công nghệ mới, thiết bị hiện đại, hiệu quả và TKNL trong sản xuất xi măng”.
-
Là đơn vị tiêu thụ điện năng lớn của TP Ðà Nẵng, trong những năm qua Công ty cổ phần xi măng Hải Vân đã có những giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Xi măng Hải Vân được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn toàn tự động, thiết bị do hãng Krupp-polysius - CHLB Ðức chế tạo.
-
Từ một dây chuyền được Việt Nam tự thiết kế và lắp đặt, trong quá trình vận hành nhà máy đã liên tục cải tiến áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới để công nghệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn và đã nâng được sản lượng dây truyền từ 60.000 tấn/năm theo thiết kế lên trên 100.000 tấn/năm. Giải pháp lắp biến tần công suất lớn cho động cơ 215 Kw của quạt Rood cung cấp gió cho lò nung Clanhke đã giúp giảm được 21,4% điện năng tiêu thụ tại quạt Rood.
-
Khi tham gia hoạt động sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp của Bộ Công Thương, công ty cổ phần xi măng Phú Thọ đã tiết kiệm được hàng tỉ đồng nhờ việc cải tiến kĩ thuật, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Hàng loạt các biện pháp như quản lý nội vi, cải tạo hệ thống chiếu sáng, thay đổi thiết bị, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ đã giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng.
-
Tính đến năm 2009, cả nước đã có 97 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 57,4 triệu tấn. Năm 2010, dự kiến có thêm 13 dây chuyền hoàn thành, nâng công suất lên 11,7 triệu tấn. Đến năm 2011, có thêm 12 dây chuyền mới đi vào hoạt động, công suất dự kiến tăng thêm 9,36 triệu tấn.
-
Vừa qua, trong khuôn khổ của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Công ty TNHH ABB Thụy Sỹ đã phối hợp với Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo về việc xây dựng một nhà máy thu hồi nhiệt thải trong ngành sản xuất Xi măng. Công ty ABB giới thiệu một mô hình nhà máy nhỏ tận dụng nguồn nhiệt thừa thải ra trong quá trình sản xuất xi măng. Khi lắp đặt hệ thống này trong nhà máy xi măng có thể tiết kiệm 20% chi phí điện năng hàng năm và giảm đáng kể khí CO2 thải ra ngoài môi trường.
-
Để thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng cho chi phí sản xuất, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, Ban lãnh đạo Cty đã lập kế hoạch chạy máy nghiền xi măng, nghiền liệu vào giờ thấp điểm, nhờ đó tiêu hao điện năng sản xuất xi măng và clanker đã giảm thấp hơn so với định mức.
-
Theo thống kê của Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hải Phòng trong năm 2009.Từ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm trong các lĩnh vực khác nhau trên địa Thành phố cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các đơn vị này là khá lớn: Công nghiệp xi măng là 50%; Công nghiệp dệt may là 30%; Tòa nhà Thương mại là 25%; Công nghiệp thép là 20%; Công nghiệp chế biến thực phẩm là 20% và Sử dụng nước là 15%.
-
Hiện nay, nhiều ngành công nghiệp như: xi măng, luyện kim, hoá chất, nhiệt điện... sử dụng rất tiêu tốn năng lượng, đồng thời thải ra khối lượng lớn khí thải nhiệt độ cao, gây ô nhiễm môi trường.
-
Hơn bao giờ hết, hiện nay đối với các ngành công nghiệp chủ lực như xi măng, thép, kính, gốm sứ, dệt nhuộm và vật liệu xây dựng, vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên rất bức xúc. Giá xăng dầu càng ngày càng cao, Nhà nước không thể bao cấp mãi, và giá tăng là điều tất yếu.