-
Trên thế giới, gần 80GW điện được tạo ra từ nguồn năng lượng tái sinh đã được bổ sung vào nguồn năng lượng toàn cầu trong năm 2009.
-
Nhà máy quang điện lớn nhất La Florida đã đưa sản lượng quang điện của Tây Ban Nha lên tới 432 MW, so với sản lượng của Hoa Kỳ là 422MW. Nhà máy được xây dựng ở Alvarado, tỉnh Badajoz nằm phía tây của đất nước có hình dạng là một máng parabol. Với phương pháp này thu thập quang năng này, ánh sáng mặt trời được phản xạ từ một gương parabol vào một ống chứa đầy chất lỏng.
-
Không thể phủ nhận phong điện (điện từ năng lượng gió) là lĩnh vực đầu tư tiềm năng trước thực trạng thiếu điện của Việt Nam thời gian qua. Trong khi Việt Nam mới xác định đây là “chiếu manh” sau khi đã nhận ra mình “buồn ngủ” thì phong điện đã phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới trong suốt gần một thập kỷ qua, với mức tăng trưởng giai đoạn 2000 - 2010 là 29%, theo đánh giá của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu.
-
Vấn nạn trái đất nóng lên đang ngày càng khiến dư luận bức xúc, buộc các nhà lãnh đạo trên thế giới vào cuộc tích cực hơn nhằm cứu lấy hành tinh chung. Trung Quốc, nước đứng đầu thế giới về khí thải và tiêu thụ nhiên liệu cũng không còn có thể khoanh tay đứng ngoài cuộc.
-
Tận dụng bùn thải, rác thải để tạo ra điện đã không còn xa lạ ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, công nghệ này chỉ mới manh nha trong thời gian gần đây. Nhà máy điện Gò Cát là một trong những đơn vị tiên phong.
-
Năng lượng hạt nhân là một giải pháp quan trọng đối với Đông Nam Á, mà nhu cầu điện của khu vực này theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ tăng 76% trong giai đoạn 2007-2030 với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 3,3% (của thế giới ước tính khoảng 2,5%).
-
Cơ quan Môi trường Liên bang của Đức vừa cho biết nước này có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050 và trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên của thế giới từ bỏ thói quen sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Từ ngày 28/6-1/7/2010 tại quốc đảo Singapore đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh các thành phố thế giới 2010 (World Cities Summit - WCS) lần thứ hai, với sự tham gia của khoảng 1.200 lãnh đạo và cán bộ quản lý cao cấp các nước chia sẻ ý tưởng và giải pháp về “Thành phố bền vững và lý tưởng cho tương lai”.
-
Chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời (Solar Impulse) đầu tiên của Thụy Sĩ và thế giới sau khi thành công trong thử nghiệm bay ngày đã cất cánh bắt đầu cho chuyến bay đêm đầu tiên vào lúc 7 giờ sáng nay (giờ Thụy Sĩ), tại Payerne, thuộc bang Vaud, Thụy Sĩ.
-
Rất nhiều người cho rằng than sạch không phải là giải pháp làm giảm lượng khí thải cacbon hay tăng nguồn cung năng lượng. Thực tế, kể từ khi tổng thống Obama quyết định dành 2,4 tỷ đô la “để đưa thế giới đến với công nghệ CCS (hấp thụ và lưu trữ cacbon)”, những cuộc tranh luận đã nảy sinh xung quanh tính hợp pháp của nó như một giải pháp sản xuất năng lượng và giảm khí thải cacbon thực thụ.
-
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 4-7 cho biết chính phủ nước này đang tăng tốc chuyển đổi nền kinh tế Mỹ sang nền kinh tế năng lượng sạch. Bộ Năng lượng Mỹ đang đầu tư 2 tỉ đô la Mỹ vào 2 công ty năng lượng mặt trời để xây dựng một trong những nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới và sản xuất pin năng lượng mặt trời tiên tiến.
-
Trung Quốc cũng đã công bố các chương trình năng lượng xanh tham vọng. Cuối năm 2009, Trung Quốc thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy phong điện quy mô lớn ở tỉnh Cam Túc. Đây sẽ là nhà máy phong điện lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt 5GW vào cuối năm 2010, 12GW vào cuối năm 2015 và 20GW vào cuối năm 2020.
-
Nga vừa hạ thủy tổ máy năng lượng hạt nhân nổi đầu tiên của nước này và cũng là thành tố cơ bản của trạm điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới - một công trình có khả năng cung cấp năng lượng rẻ đến mọi nơi của Trái Đất.
-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Nhân sự kiện Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á được tổ chức tại TP.HCM vừa qua, ông Stuart L. Dean, Chủ tịch General Electric (GE) khu vực Đông Nam Á, đã nhận định về tình hình phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam cũng như mối quan hệ hợp tác giữa GE với Việt Nam trong lĩnh vực này. Ông nói: Chỉ khi nào ngừng trợ giá xăng thì ngành năng lượng xanh mới có cơ hội phát triển.
-
Các sinh viên đại diện cho 17 trường đại học trên toàn thế giới đã tham dự cuộc thi thiết kế và xây dựng ngôi nhà hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời vào ngày thứ 6 tại Madrid. Cuộc thi Mười môn phối hợp (Solar Decathlon Europe), với sự tham gia của các nhà thiết kế và kỹ sư ở lứa tuổi sinh viên, sẽ kết thúc ngày 27/6 và ban giám khảo sẽ công bố 3 người thắng cuộc.
-
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng điện cho các mục đích làm mát, chạy điều hòa, quạt điện của người dân tăng lên đáng kể. Theo số liệu chính thức của Bộ năng lượng Mỹ, một ngôi nhà tiêu chuẩn sử dụng hơn 50% năng lượng cho việc điều hòa không khí. Trong khi đó, khả năng cung cấp của các nhà máy điện là có hạn. Do vậy, không chỉ ở Việt Nam, nhiều khu vực trên thế giới thường xuyên xảy ra tình trạng cắt điện trong nhiều ngày, gây bất tiện trong sinh hoạt của người dân cũng như những thiệt hại cho nền kinh tế địa phương.
-
Gần đây được biết, trong quá trình phát triển từ nguồn năng lượng truyền thống sang nguồn năng lượng mới, khí đốt sẽ chiếm vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lượng thế giới và toàn cầu sẽ chào đón một thời kỳ phát triển lớn.
-
Là một quốc đảo hoàn toàn không có nguồn dầu mỏ nhưng Nhật Bản đã hé mở cho chúng ta một tương lai về việc sử dụng nguồn năng lượng của thế giới, khi sự cạn kiệt của những nguồn tài nguyên dầu mỏ đã tới mức không còn duy trì bền vững và việc sử dụng nhiên liệu thay thế là cách lựa chọn duy nhất.
-
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTKHQ) là 1 trong 6 nhóm nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTK&HQ giai đoạn 2006-2015.
Đồng hành cùng kế hoạch 10 năm của Chương trình Quốc gia SDNLTK&HQ (VNEEP) không thể không kể đến 1 cái tên hết sức quen thuộc với hàng triệu gia đình trên khắp thế giới và với người tiêu dùng Việt Nam nói riêng – Đó chính là Tập đoàn Ariston Thermo Group.